Thứ Hai, 04/07/2011
(Dân trí) - Loài chim cũng biết chọn địa điểm và thời cơ sinh đẻ để bảo đảm cho sự sinh tồn nòi giống. Vùng đồi cát vốn không phải là nơi kiếm mồi sinh sống thường xuyên của chúng, nhưng từ bao đời nay đây là nơi nhiều loài chim tìm về mùa làm tổ.
Vùng đồi
cát ven biển Quảng Bình là nơi khá hoang vắng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây là
vùng cát bỏng nắng nóng gió Lào. Có lẻ loài chim đã biết tận dụng cơ hội này
chịu thách thức với nắng nóng để cùng nhau về đây làm tổ, nuôi con, tránh sự
phá hại. Mỗi năm qua suốt 3 mùa im ắng hiếm thấy loài chim nào ở đây, nhưng
bước sang mùa hè thì không khí ở vùng đồi cát sôi động hẳn lên.
Trên
khoảng trời xanh xuất hiện những cánh chim bay lượn cùng lảnh lót tiếng chim ca
mỗi loài một vẻ như Sơn ca, Cu gáy, Cà kheo, chim Trẩu, Hải âu, Chào mào
và những loài chim khác. Số lượng chim về làm tổ chiếm ưu thế là Cu gáy,
loài chim này làm tổ đơn giản chỉ ít cọng rác trên các cành cây phi lao. Chim
Sơn ca thì làm tổ ngay dưới gốc những búi cỏ. Chim Trẩu thì khác lạ hơn
- đào hang sâu dưới cát để làm tổ. Kỳ lạ nhất là loài Hải Âu không cần che
dấu tìm đến những cồn cát trắng chói chang, thách thức với ánh mặt trời bốc lửa
để làm tổ.
Nhìn
chung tất cả các loài chim về làm tổ ở vùng đồi cát đều có khả năng chịu đựng
cái nóng bỏng của nắng hè. Đó chính là sự kỳ diệu của loài chim sống ngoài
tự nhiên, vượt qua được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Tuy
nhiên, loài chim dù có khôn khéo đến đâu cũng không qua mặt được với con người
khi còn thiếu ý thức. Qua mỗi mùa chim làm tổ ,phần nhiều tổ chim trên đồi cát
bị chính con người chủ yếu là các em nhỏ lấy trứng và bắt chim non.
Sự phát
triển của con người ngày nay vốn đã lấn chiếm không gian sống của loài chim.
Nơi sinh sản của chim lại bị phá hại nữa thì nguy cơ nhiều loài chim đến một
ngày nào đó sẽ biến mất. Cần có ý thức bảo vệ loài chim - đó chính là trách
nhiệm của mỗi con người, đặc biệt đối với các em nhỏ. “Con chim có tổ như ta có
nhà…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét