Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Đói lòng lên núi hái sim - Bị lừa!

Đã lên tận núi rừng có ai đó mà lừa? Còn ai nửa để mà chỉ mặt vặt tên ngoài “chốn thảo hoa không tên không tuổi” này, bị cây rừng nó lừa thế mới đau.
  Mình hái sim thì bỗng phát hiện ra có một loại sim quả hơi nhỏ này. Mình nghỉ nó “nhỏ mà nhẳn” đây chắc là loại sim chất lượng liền hái luôn. Đến khi đói lòng ngồi nghỉ ăn sim, nhằm đúng quả sim loại nhỏ thì ôi thôi nó chẵng là cái gì cả! Một bên thì quả xám vỏ đỏ lòng, một bên thì xanh vỏ trắng lòng. Bị lừa mất rồi, xưa nay con người ta cũng lừa dối nhau. Loài cây lại học theo con người để lừa dối đồng loại và cả con người hi hi loài sim giả này là một dẩn chứng. Tạm đặt tên cho loài này là cây giả sim.

Loài giả sim lại mọc xen với sim, kích cở cây, lá cây cũng khá giống sim. Quan sát kỷ thì thấy thân cây giả nhạt mầu hơn cây sim, lá sim hơi tù còn lá giả sim thì nhọn. Hai loài này khi ra quả còn non thì đặc biệt giống nhau. Tuy nhiên khi quả già và chín thì khác. Quả sim thì lớn hơn khi chín sậm nâu quả mọng, Quả giả sim thì nhỏ màu xanh khi chín màu sậm khô. Thực ra trong thế giới tự nhiên cả động thực vật cũng có nhiều loài khá giống nhau. Đơn cử như đã sinh ra loài ngựa lại có loài la cũng khá giống ngựa.
Hái sim
Gặp cây và quẩ giống sim
Quả non cây sim và giả sim
 
Hoa giả sim
cây và quả giả sim
Bên trong quả giả và quả sim

Lê Văn Thưa


Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Chuồn báo mưa như câu tục ngữ là loài nào?

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm” Vâng đây là câu tục ngữ về một kinh nghiệm dân gian mà người dân Việt nam nào cũng biết đến. Vậy đâu là loài chuồn như vầy hay tất cả loài chuồn đều có tập tính như thế

  Có đến hàng ngàn loài chuồn chuồn ngô cũng như chuồn kim nhưng thực ra khi quan sát hầu hết các loài chuồn lại không thể hiện tập tính giống như câu tục ngữ của ông cha ta. Vậy thực tế là thế nào tiếc rằng đã có nhiều lời giải thích về câu tục ngữ khi mà chưa biết rỏ về loài chuồn chuồn dẩn đến những lầm lẩn đáng tiếc. Chẵng hạn còn đưa ra hình ảnh là con chuồn ngô bất kỳ nào đó. Thậm chí là con chuồn kim để minh hoạ cho câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa...” thì quá là dể giải và tuỳ tiện! Trong thực tế chỉ có một loài chuồn thể hiện rỏ tập tính mà câu tục ngữ dân gian đã nói đến. Đây chính là một loài chuồn ngô có thể đặt luôn tên cho nó là “Chuồn báo mưa” loài chuồn chuồn nầy vẩn sinh tồn cho đến ngày nay mặc dù số lượng không còn nhiều như ngày xưa. Thế giới chuồn chuồn chỉ nói riêng chuồn ngô thôi cũng đã nhiều vô kể thể hiện đủ màu sắc, kích cở và kể cả tập tính mổi loài có những nét riêng. Nhìn chung loài chuồn chuồn không sống theo đàn thường ở rải rác số lượng không nhiều. Tuy nhiên cũng có một vài loài chuồn sống theo bầy đàn nổi bật nhất chính là loài chuồn đã trở thành câu tục ngũ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…”. Đây chính là một loài chuồn chuồn đặc trưng thường theo đàn với số lượng nhiều vượt trội so với các loài chuồn khác. Màu sắc chuồn báo mưa chỉ bình thường là nâu vàng con đực con cái giống nhau. Chúng có khả năng bay cao bay xa, là loài chuồn di cư trong thời kỳ sinh sản. Ở tỉnh Quảng bình vào mùa mưa xuất hiện rất nhiều loài chuồn chuồn này. Vùng đồi cát Quảng bình mùa hè thì nắng nóng khô hạn nhưng vào mùa mưa lại xuất hiện vô số bàu nước. Đây là môi trường lý tưởng loài “chuồn báo mưa” đã hình thành từ bao đời nay tập tính tìm về sinh sản trên vùng đồi cát này. Ở đây luôn có nước trong sạch đặc biệt là hầu như không có kẻ thù phá hại trứng và ấu trùng. Bởi nước chỉ tồn lại trong ít tháng mùa mưa trên bàu nước của đồi cát này. Điều đáng nói là chỉ từ một loài côn trùng lại biết lựa chọn nơi vùng nước sinh đẻ bảo đảm tốt nhất cho thế hệ con ra đời.

  Chuồn bố mẹ đẻ trứng xuống bàu nước rồi nở thành ấu trùng chuồn (gọi là con bập bừa) sống trong nước chỉ khoảng 2 đến 3 tháng sau là lột xác trở thành chuồn chuồn. Bởi bàu nước trên đồi cát đã đến lúc phải khô cạn theo quy luật tự nhiên. Các bàu nước trên đồi cát đã lưu giử cảnh xác lột của chuồn không ở đâu có nhiều đến như vầy mà chủ yếu là từ loài chuồn báo mưa đây là điều rất hiếm thấy. Thực ra theo như câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã phản ánh cái thực tế ở một loài chuồn biết tận dụng cơ hội này. Chúng biết trước được mùa mưa hay trước cơn mưa. bay thấp, sà xuống để đẻ trứng hay tìm nơi có bàu nước để đẻ trứng. Nhìn cảnh chuồn chuồn náo nức, hối hả bay đầy trời giao phối đẻ trứng trước cơn mưa. Như thể là một ngày hội trọng đại mùa sinh sản của loài chuồn báo mưa cùng số ít loài chuồn khác nửa. Sau cơn mưa trời nắng chúng bay cao lên, ở độ cao này tận dụng các luồng không khí chúng không phải vỗ cánh nhiều mà vẩn bay lượn dể dàng. Đây như một cách nghỉ ngơi thư giản sau cuộc truy hoan sinh sản tốn rất nhiều sức lực. Với “chuồn báo mưa” có số lượng rất nhiều bay theo quy luật nhất định qua đó con người đã rút ra kinh nghiệm về mưa nắng từ chính loài chuồn này.

   Cần phải biết phân biệt một loài chuồn cụ thể chứ không phải là chuồn chung chung như nhiều người đã nhầm tưởng. Còn hầu hết các loài chuồn chuồn ngô khác việc sinh sản có thể diễn ra trong mọi thời gian. Chứ không tập trung vào mùa mưa như loài chuồn báo mưa, nên các loài chuồn đó không có tập tính bay theo mưa nắng, đặc biệt là không có số lượng bầy đàn nhiều như loài chuồn chuồn được nói đến trong câu tục ngữ.

 

 Có đủ sắc màu nhiều loài chuồn nhưng đây
 không phải là “chuồn báo mưa"
“Chuồn báo mưa” màu vàng nâu dài 50mm, sải cánh 90mm
Phút hội ngộ nghỉ ngơi
 
Hình ảnh chuồn chuồn bay thấp thì mưa

  Giao phối và đẻ trứng trên bàu nước đồi cát
 Trứng nở thành ấu trùng chuồn sống dưới nước
 
Chuồn báo mưa non mới lột xác ven bàu nước
Vỏ xác lột từ ấu trùng chuồn bám đầy thân và lá cây. 

 Lê Văn Thưa

                     

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Cây sống đời trên núi đá

   Cây sống đời loài cây mọc rải rác có mặt hầu khắp nơi ở nước ta. Điều lạ là loài cây này lại sống hoang vu mọc dày đặc trên núi đá ở Quảng Tiên, huyện Quảng trạch.
 

Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Khám phá cây Dứa bà sự ra hoa và cách gieo giống

LNĐ: Sau nhiều năm khám phá tìm hiểu về cây dứa bà tôi đã thu thập khá nhiều dữ liệu ảnh về sự ra hoa kết trái còn nhiều bí ẩn của loài cây này, đây là lúc chia sẻ.
Khi lớn lên chỉ thấy mổi con người gieo giống lúa, mãi sau này mới phát hiện một loài cây cũng biết cách gieo cây giống như vầy. Đó chính là cây Dứa bà. Loài thực vật đã tìm ra đủ cách để duy trì nòi giống nhưng cái cách mà gieo thẵng cây giống như Dứa bà thì chỉ có một loài này.
Cây dứa bà
Dứa bà một loài cây xuất xứ từ châu Mỹ có tên khoa học là Agave Americana. Không hiểu sao lại khá phổ biến ở Việt nam nước ta, từ xa xưa loài cây này vẩn sống ngoài tự nhiên có nhiều ở vùng đồi cát ven biển miền Trung. Dứa bà là loài cây chịu hạn sống trên đất cằn người dân dùng làm cây cảnh, trồng hàng rào hay ở khu nghĩa trang. Cây dứa bà cũng thường sinh cây con ra từ gốc như nhiều loài khác nhưng không dừng lại ở đây loài cây này còn biết cách ra hoa kết trái. Chưa hết nó còn cẩn trọng hơn cho hạt nẩy mầm phát triển thành cây non “đủ lông đủ cánh” ngay trên thân cây mẹ. Rồi từ đây trên ngọn cao chót vót cây con được lần lượt rải xuống mặt đất như thể con người gieo giống lúa. Quả là kỳ ngộ chỉ có ở loài dứa bà này.
Dứa bà ra chồi (cây này nhỏ chồi chỉ cao khoảng 4m)
Dứa bà ra nụ hoa
Dứa bà nở hoa
 Đây là một loài cây bình thường như mọi loài khác nhưng còn chứa một điều bí ẩn gây ra cho con người bao sự ngạc nhiên. Loài cây này hầu hết chẵng bao giờ ra hoa nhưng bỗng nhiên đến một dịp nào đó trong số hàng ngàn hàng vạn cây có cây phát triển rất khác lạ. Trước hết giửa thân cây bỗng mọc lên một chồi gần như măng tre phát triển nhanh đến kỳ lạ. Khi đạt được độ cao tùy theo cở cây lớn hay nhỏ chiều cao có thể từ 3 cho đến hơn 20 mét. Thế rồi từ trên ngọn của chồi mọc ra nhiều cành rồi sau nửa là ra hoa kết trái, vì chồi lên quá cao nên khó để quan sát rỏ. Do quá hiếm gặp với sự phát triển khác thường của dứa bà khi ra hoa nên nó luôn là đề tài gây xôn xao dư luận người dân quanh khu vực đó. Từ đây mới nẩy sinh ra sự đồn đại thất thiệt cho là sự ứng báo thần thánh hiển linh nào đó…
Sau một thời gian nhìn lên ngọn chồi cao thấy nhiều chùm lá non
 túa ra. Đây chính là từ quả nẩy mầm ra cây non đang phát triển
 
Và đây chính là những gì trên đó, chen chúc vô số cây non 
Cây mẹ dần khô kiệt vì nuôi lượng cây non trên ngọn
Sự phát triển của chùm hoa quả trên chồi cao trải qua khoảng 2 đến 3 tháng lúc này nhìn trên ngọn chồi thấy xuất hiện dầy đặc hơn, xanh tươi hơn, đây chính là cây non đang lớn lên. Ngược lại với lúc này thân và lá của cây mẹ lại chuyển màu héo úa teo tóp dần. Đã đến lúc lác đác những cây dứa bà con từ đâu trên cao rơi xuống? Dần dần quanh gốc cây dứa bà đâm chồi ra hoa mấy tháng trước nay được ria rải đầy những là cây con. Những cây con này đã thành hình có đủ lá gốc và đã ra rễ, chỉ cần gặp mặt đất những cây non này sẻ bám rễ. Đến lúc này ta mới hiểu ra vì sao cây dứa bà khi ra chồi hoa lại phát triển lên cao đến thế. Để từ trên cao cây non có thêm cơ hội theo gió phát tán đi xa hơn. Sau khi làm xong sứ mệnh “mang nặng đẻ đau” dành hết sinh lực để nuôi cây non cây mẹ đã phải kiệt sức kết thúc vòng đời ở đây nhường chổ cho cây con mọc lên.
Cây non đủ lớn tách khỏi thân mẹ theo gió ria rải xuống đất
 Muôn loài sự sống trong tự nhiên luôn có một chiến lược sinh tồn cho giống loài mình. Cây dứa bà một điển hình bằng cách gieo thẵng cây con đây là cách khác thường. Có thể con người từ xa xưa đã học theo cách của dứa bà để áp dụng cho việc gieo vãi giống lúa.


Lê Văn Thưa