Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Chuồn chuồn xẩm tối

   Chuồn xẩm tối cái tên nghe có ve kỳ khôi nhưng thực ra thì loài chuồn ngô này có một đặc điểm khác loài là chỉ hoạt động vào lúc nhá nhem tối, khi tắt mặt trời. Còn ban ngày nó chỉ ẩn nấp đậu đỗ trong bóng cây rậm rạp. Như vậy mổi ngày nó chỉ hoạt động khoảng vài tiếng đồng hồ những ngày dâm mát ít ánh nắng mặt trời có thể dài hơn. Muốn tìm gặp chuồn này là nhằm lúc tắt mặt trời ở bên các rảnh, ao, hồ nước là nơi thường bắt gặp chuồn chuồn đực bay đi bay lại tìm kiếm con cái để giao phối, đẻ trứng. Chuồn xẩm tối có cơ thể hơi gầy con đực có màu hồng, con cái màu vàng chiều dài 45mm, sải cánh 70mm. Đặc điểm dể nhân dạng loài chuồn này trên 2 cánh sau mổi cánh có 2 chấm màu trắng và xám. Số lượng loài chuồn này không nhiều. Loài chuồn này sống khá gần với con người ở vùng có các nguồn nước. Bởi thế rất nhiều gia đình dể bắt gặp loài chuồn này nếu ban đêm có chuồn bay vào nhà thì chính là nó do bị quáng đèn điện bay vào. Đây chính là cái kết cho loài chuồn xẩm tối khi ngày nay đèn điện có khắp từ đèn đường cho đến trong nhà. Loài chuồn chỉ hoạt động vào xẩm tối đây là cách để trốn tránh kẻ thù nhưng không ngờ sự phát triển của con người từ đèn điện đã gây nguy hại hơn nhiều so với các kẻ thù tự nhiên khác. Loài chuồn xẩm tối không thể tồn tại ở vùng có dân cư do ánh đèn điện ban đêm đã phá vở nhịp sống vốn đã hình thành từ ngàn xưa của nó. 
 
 Chuồn xẩm tối
 
Ban ngày thường đậu đỗ dưới tán cây bụi
 Khi xẩm tối con đực bay tìm bạn tình

Lê Văn Thưa


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Chuồn chuồn bã trầu

 Một loài chuồn ngô thân có mầu bã trầu đặc điểm nổi bật của nó là trên 2 cánh sau có vết đỏ màu bã trầu. Đây là loài chuồn có màu sắc đẹp và khá lớn có số đo dài 53mm, sải cánh 95mm. Chuồn bã trầu thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa để tìm nơi sinh sản. Con đực thường đỗ trên cành cây cao và thoáng để dể kiếm bạn tình.
 
Chuồn chuồn bã trầu thường đỗ trên cành cao
2 cánh sau có vệt đỏ mầu bã trầu
 
Mùa sinh sản chuồn bã trầu


Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Khám phá sắc màu của loài bướm

Người mẹ thiên nhiên sinh ra loài bướm để khẳng định về khả năng biến hóa khôn lường về hoa văn, sự đa sắc màu trên đôi cánh mỏng manh của loài côn trùng đầy quyến rủ. Đây chính là sự kỳ diệu của thiên nhiên làm mê hoặc cho những ai thích khám phá.
 


Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Một vườn cây trái ở bản Ta niết



Về thăm gia đình một đồng đội thời chiến tranh anh Lê Minh Đức ở bản Ta niết thuộc huyện Mộc châu tỉnh Sơn la. Anh Đức khi lập gia đình đã tìm về đây lập nghiệp anh chính thức định cư ở đây từ năm 1993 lúc đó nơi đây còn là nơi hoang sơ xa vắng. Ngày nay ở bên con đường quốc lộ 6 lên Sơn la gia đình anh Đức có một ngôi nhà khá khang trang ở bên vườn cây ăn quả tươi xanh trĩu quả đang bước vào mùa thu hoạch.
   Sau hơn 20 năm từ đôi bàn tay cần mẩn vợ chồng anh đã tạo dựng thành một khu vườn cây rộng trên 2,5 hét ta. Mặc dù thế đất ở đây nằm trên sườn đồi rất dốc đi lại khó nhưng vườn cây của gia đình anh phát triển tươi tốt sai quả đem lại thu nhập khá cao cho gia đình. Khu vườn nhà anh Đức trồng nhiều loài cây nhưng chủ yếu là cây nhản và vải thiều. Ngoài ra còn có mít, xoài, cây cà phê và còn xen canh cây ngô. Hàng năm gia đình anh thu hoạch khoảng 3 đến 4 tấn vải thiều, đặc biệt là nhản khoảng trên dưới 20 tấn quả. Cây trái ở vùng đất này cùng với công chăm sóc nên năng suất rất cao nhiều cây vải và nhản đạt trên dưới đến 3 tạ quả một vụ thu hoach. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình anh từ cây ăn quả. Ngoài ra anh còn nuôi 70 tổ ong mật ở ngay cạnh đường quốc lộ tại đây cũng là điểm bán mật ong cho khách bộ hành thường qua lại mua và nhiều mối từ các tỉnh lấy mật ở đây. 
 
 
 Nhà Anh Đức
 
 
 
 
Từ ngôi nhà anh Đức nhìn xuống vườn cây
 
 
 
 
 
 
 Trĩu cành mùa quả nhản và vải
 
 
 
 
 
 
 

 Chị Là vợ anh Đức cùng con trai con gái dâu rễ và
 bà con trong xóm thu hái vải

 

Anh Đức một người mê say với làm vườn tỉa cây
 và ghép cành trong vườn nhà
 


 Sản phẩm mật ong gia đình anh Đức
 
Nhà anh Đức bên đường quốc lộ 6 đi Sơn la
Khi con người ta đua nhau về thành phố để được sống chen chúc thì anh Lê Minh Đức tìm về miền sơn cước xa lắc lơ. Để được trải nghiệm với: "Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Cái đã thành cơm hôm nay của gia đình anh đã quá rỏ ràng nhưng cái mà anh cùng gia đình có được đó là không gian mênh mông. Được sống gần gủi với thiên nhiên với rừng cây với  chim muông ca lãnh lót. Đó chính là sự thành công sau hơn 20 năm phấn đấu gây dựng. Không phải ai cũng hiểu ra cái ý nghĩa đích thực về sự sống và sinh tồn này.

 
Lê Văn Thưa