Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Vì sao nắng nóng ngày hè nay khắc nghiệt hơn?

 Mặt trời đỏ rực sau một ngày nắng đốt Ở Hà nội

Có lẻ mùa nắng nóng năm nay đi vào lịch sử gần một chục địa điểm trên cả nước có nắng nóng trên 39, 40 độ. Bình thường hàng năm nắng nóng gay gắt chỉ xuất hiện trên vài ba điểm.
 Thủ đô Hà nội cũng là một điểm nắng nóng mới 6 giờ sáng cái nóng của ngày hôm qua chưa kịp giải tỏa thì cái nắng mới đã chói lòa. Suốt cả một ngày nóng nực đi ngoài đường phố vào giờ cao điểm đến là ngột thở, khi vào bóng râm vào trong nhà rồi cái nắng chẵng buông tha. Mở quạt điện ra càng quạt càng thấy nóng vì quẩn quanh vẩn cái khối không khí nóng bức đó. suốt ngày nắng nóng đã đành đến chiều tắt mặt trời rồi dù vẩn có gió nhưng cái nóng vẩn cứ phừng phừng rát mặt. Vì sao như vậy?
   Cái này thì chắc chẵng cần đến chuyên gia giải thích người dân bình thường cũng có thể nhận ra. Nếu con người biết sống gần gủi với thiên nhiên thì không đến nổi phải chịu cái nắng gay gắt như thế này, chỉ cần biết hòa mình vào cây xanh. Bởi cây xanh chính là cái máy điều hòa nhiệt độ của tự nhiên. Con người đã không biết gần gủi với thiên nhiên mà ngược lại chống lại thiên nhiên bằng cái cách điển hình nhất đó là bê tông hóa. Bê tông đang chiếm dần chiều cao và lan dần bề rộng thỏa sức phát triển của con người. Đây chính là khối vật chất xám xịt tràn lan do con người tạo ra. Nó là thứ tiếp nhận nhiệt (tích nhiệt) vào trong các khối bê tông từ ánh nắng ban ngày rồi cứ thế xả ra khi mặt trời tắt vào ban đêm.
   Cái máy điều hòa không khí tự nhiên từ cây xanh đã bị con người chiếm lấn để thay bằng muôn khối bê tông ngạo nghể mọc lên. Vùng đô thị cái nắng trở nên khắc nghiệt vào mùa hè đó là cái giá khi con người không tôn trọng không biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn.

Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Vấn nạn đốt rơm trong mùa gặt

  
 Ông cha ta ngày xưa ngày xưa đòn gánh đè vai khi mùa về phải gánh tất tật tật từ thóc lúa cho đến rơm rạ về nhà để tận dụng hết. Ngày nay cơ khí hóa đã đổi đời có máy gặt đập liên hợp hoặc máy tuốt lúa đưa ra tận bờ ruộng chỉ còn việc dùng xe chở thóc về nhà. Vậy mà còn rơm rạ là thứ vẩn nằm lại ngổn ngang ụ đống trên cánh đồng.
    Vài năm lại đây người dân làm ruộng không ai còn tận dụng đến rơm rạ nửa. Thế là không ai bảo ai để dọn vén rơm rạ một cách chóng vánh người ta thi nhau châm lửa đốt. Bất kể ở đâu trên bờ hay dưới ruộng, trên đường đất hay đường bê tông. Điều lạ là ngay cả trên đường rải nhựa cũng thành nơi đốt rơm vô tư. Người thiếu ý thức hứng lên là đốt chẵng phải canh chừng, lửa cứ nghi ngút cháy, khói trắng bốc lên khắp nơi trên mọi cánh đồng. khốn khổ cho các con đường giao thông người xe qua lại phải chui qua từ khói lửa đốt rơm ngay giửa đường. Cái nắng ngày hè vốn đã thiêu đốt nhiệt độ nhiều khi lên đến 38, 40 độ lại cộng thêm cái nồng nặc khói rơm nửa càng thêm bức bối…
  Rơm rạ sau thu hoạch đó cũng là một sản phẩm có thể sử dụng trong nhiều việc truyền thống như làm phân, trồng nấm, làm chất đốt, thức ăn cho gia súc vv… Đốt bỏ rơm rạ là một cách lãng phí tài nguyên. Điều đáng quan tâm hơn đang mùa nắng nóng khô hạn lại đem lửa mà đốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, còn gây thêm ô nhiểm môi trường. Việc đốt rơm ngay giửa đường là hết sức nguy hiểm làm cản trở cho giao thông, làm hư hại đến mặt đường rải nhựa. Đã có trường hợp xẩy ra người dân châm lửa đốt rơm rồi bỏ về gặp lúc gió lớn đã thiêu trụi luôn mấy sào lúa chín cạnh đó.
    Người dân cần ý thức về tác hại của việc đốt rơm tân dụng rơm rạ để làm phân và chất đốt. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải có qui chế đối với người dân khi thu hoạch mùa. Cấm đốt rơm rạ  bừa bải bất ở cứ mọi nơi gây nguy cơ hỏa hoạn và lãng phí tài nguyên.
 
 
 Đốt rơm ngay trên đường rải nhựa
 
 
 Ô tô, xe máy phải chui qua khói lửa trên đường

 
 
Đốt rơm trên ruộng
Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Một loài bọ cánh chuồn lớn hiếm thấy

Con bọ này bắt ánh sáng đèn ban đêm bay vào nhà đây là loài bọ khá lớn hiếm thấy. Chiều dài đầu đến đuôi 50mm, sải cánh của nó đến 140mm cánh kép.
 
 
 
 

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Vấn nạn đốt rơm trong mùa gặt



  
 Ông cha ta ngày xưa ngày xưa đòn gánh đè vai khi mùa về phải gánh tất tật tật từ thóc lúa cho đến rơm rạ về nhà để tận dụng hết. Ngày nay cơ khí hóa đã đổi đời có máy gặt đập liên hợp hoặc máy tuốt lúa đưa ra tận bờ ruộng chỉ còn việc dùng xe chở thóc về nhà. Vậy mà còn rơm rạ là thứ vẩn nằm lại ngổn ngang ụ đống trên cánh đồng.
    Vài năm lại đây người dân làm ruộng không ai còn tận dụng đến rơm rạ nửa. Thế là không ai bảo ai để dọn vén rơm rạ một cách chóng vánh người ta thi nhau châm lửa đốt. Bất kể ở đâu trên bờ hay dưới ruộng, trên đường đất hay đường bê tông. Điều lạ là ngay cả trên đường rải nhựa cũng thành nơi đốt rơm vô tư. Người thiếu ý thức hứng lên là đốt chẵng phải canh chừng, lửa cứ nghi ngút cháy, khói trắng bốc lên khắp nơi trên mọi cánh đồng. khốn khổ cho các con đường giao thông người xe qua lại phải chui qua từ khói lửa đốt rơm ngay giửa đường. Cái nắng ngày hè vốn đã thiêu đốt nhiệt độ nhiều khi lên đến 38, 40 độ lại cộng thêm cái nồng nặc khói rơm nửa càng thêm bức bối…
  Rơm rạ sau thu hoạch đó cũng là một sản phẩm có thể sử dụng trong nhiều việc truyền thống như làm phân, trồng nấm, làm chất đốt, thức ăn cho gia súc vv… Đốt bỏ rơm rạ là một cách lãng phí tài nguyên. Điều đáng quan tâm hơn đang mùa nắng nóng khô hạn lại đem lửa mà đốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, còn gây thêm ô nhiểm môi trường. Việc đốt rơm ngay giửa đường là hết sức nguy hiểm làm cản trở cho giao thông, làm hư hại đến mặt đường rải nhựa. Đã có trường hợp xẩy ra người dân châm lửa đốt rơm rồi bỏ về gặp lúc gió lớn đã thiêu trụi luôn mấy sào lúa chín cạnh đó.
    Người dân cần ý thức về tác hại của việc đốt rơm tân dụng rơm rạ để làm phân và chất đốt. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải có qui chế đối với người dân khi thu hoạch mùa. Cấm đốt rơm rạ  bừa bải bất ở cứ mọi nơi gây nguy cơ hỏa hoạn và lãng phí tài nguyên.
 
 
 Đốt rơm ngay trên đường rải nhựa
 
 
 Ô tô, xe máy phải chui qua khói lửa trên đường

 
 
Đốt rơm trên ruộng

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Cố vấn khoa học của Tổng thống là trong tầm tay của bạn:

The White House

To vanthua_qb@yahoo
----------------------------- 
Cố vấn khoa học của Tổng thống là trong tầm tay của bạn:
Có một câu hỏi về thay đổi khí hậu của chúng tôi? Bạn đã có cố vấn khoa học của Tổng thống ở trong tầm tay của bạn.
Kể từ tháng mười, Tiến sĩ John Holdren đã được khuyến khích công chúng để hỏi anh bất cứ điều gì về sự thay đổi khí hậu đối với phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng #AskDrH hashtag. Bạn đã yêu cầu - và ông đã trả lời.
Gần đây nhất, sinh viên hỏi những gì Mỹ đang làm gì để chuẩn bị cho cơn bão trong tương lai, và làm thế nào chúng ta có thể cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide mà không làm tổn thương nền kinh tế của chúng ta - trong số những câu hỏi quan trọng khác.
 https://www.whitehouse.gov/blog/2015/02/09/president-s-science-advisor-answers-your-climate-questions?utm_source=email&utm_medium=email&utm_content=email433-video&utm_campaign=climate

Bạn nên xem phản ứng của hắn. Nghe những gì Tiến sĩ Holdren đã phải nói, và chắc chắn để vượt qua những phản ứng trên.
Xem phản hồi video mới nhất của tiến sĩ Holdren.
"Không có thách thức đặt ra một mối đe dọa lớn cho các thế hệ tương lai hơn là biến đổi khí hậu."
Đó là những gì Tổng thống nói trong nước của ông về địa chỉ Union tháng trước.
Thực tế là có rất nhiều thông tin sai lệch trên mạng về khí hậu của chúng tôi, và đó là tất cả chúng ta phải làm phần của mình để thiết lập các kỷ lục thẳng và chắc chắn rằng mọi người đều như thông tin và hiểu biết về tác dụng rất thực tế của biến đổi khí hậu càng tốt.
Xem video câu trả lời của tiến sĩ Holdren đây, và chia sẻ với bất cứ ai khác - trẻ hay già - những người có câu hỏi về thay đổi khí hậu của chúng tôi.
Email Nhà trắng

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Con người bị loài cây xuyến chi lợi dụng

 Hoa xuyến chi
Muôn loài trên trái đất này đều phải dè chừng tránh né con người tất nhiên rồi. Từ loài cá voi ở biển lớn đến cả trăm tấn đến các loài sát thủ như: Rắn độc, cá sấu, sư tử, hỗ, báo chúa tể của muôn loài. Đều phải lặng tiếng im hơi đều phải nhường không gian sống đến tận cùng cho sự phát triển hoành tráng của con người. Duy chỉ có một loài lại là thảo cỏ đã không biết e sợ con người lại còn tận dụng con người làm việc không công cho sự sinh sôi phát triển giống loài mình, đó chính là cây xuyến chi.
Xuyến chi, hoa đường tàu
    Xuyến chi tên thường gọi là cây hoa đường tàu chỉ vì đơn giản thoạt đầu trên đường tàu hầu khắp đều có mặt loài cây này. Nhưng đến nay cái tên “Hoa đường tàu” không còn phản ánh đúng với thực tế nửa. Nay phải gọi là hoa của mọi nẻo đường bởi tốc độ phát triển nhanh đến bất ngờ loài xuyến chi này phải nói rằng đã tràn ngập lãnh thổ có mặt khắp nơi. Vì sao cây xuyến chi (hoa đường tàu) không phải là thứ cây cứng cáp gai góc như cây Mai dương lại phát triển nhanh lấn lướt hầu hết các loài cây bản địa khác?
   Cây xuyến chi thuộc họ cúc cao khoảng 30, 40cm cành lá nhiều thường mọc theo nhóm cụm hay liền bì chạy dọc ven đường. Có thể cây xuyến chi bắt nguồn từ vùng phía bắc nước ta khoảng vài ba chục năm về trước từ vùng miền Trung trở vào không thấy loài cây này. Sau đó dần dần xuất hiện loài cây này trên đường tàu đến nay thì đi đâu cũng thấy cánh trắng nhụy vàng hoa đường tàu lây lan đều khắp. Vì sao cây xuyến chi một loài họ cúc có vẻ yếu đuối lại có khả năng phát triển nhanh đến thế? 
 
 
  Từ đường tàu đến quốc lộ, đường làng đều đầy hoa xuyến chi
 Trước hết điều đáng quan tâm là tính thích nghi của loài cây này chịu được với mọi loại chất đất cùng với “Chiến thuật” mọc theo nhóm ken dày để tự hỗ trợ nhau. Với bộ rễ khỏe, nhiều cành lá che phủ chèn lấn tất cả mọi loại cây khác cùng cở và nhỏ hơn. Thứ nửa hầu như không có địch hại nào từ sâu bọ côn trùng hay súc vật có thể ăn hại hay cản trở sự phát triển loài cây này. Ngay cả con người cũng phải nản lòng chẵng ai đủ sức mà đi nhỗ hết được tầng lớp hoa đường tàu, có nhổ lớp này thì vô số hạt đã kịp gieo cho lớp sau.
sống được cả trên cát trắng
 
 Nhiều hoa vô kể
 Tên “cúng cơm” là cây xuyến chi thì chẵng mấy ai hay nhưng nói đến Hoa đường tàu thì ai cũng biết bởi loài cây này có hoa nhiều vô kể. Phát triển vào khu vực miền Trung này loài xuyến chi hầu như có hoa quanh năm bất kể 4 mùa gió rét, nắng mưa, lũ lụt. Với cánh trắng nhụy vàng khá bắt mắt, đặc biệt là “nghệ thuật” dẩn dụ từ hương vị nào đó của loài hoa này.
 
 
Đủ loại cô trùng thi nhau hút mật xuyến chi
Mà hầu như tất cả mọi loại côn trùng đều bị hấp dẩn ngay cả ruồi nhặng loài vốn không phải quen hút mật hoa như ong bướm cũng tìm đến tranh phần. Cho đến những con bướm quá khổ so với bông hoa bé nhỏ cũng chịu ngã nghiêng bám víu để hút cho bằng được loại mật hoa xuyến chi. Từ thu hút được nhiều loại côn trùng đến thụ phấn đã đem lại hiệu quả rỏ rệt đạt kết trái cao là điều tất nhiên. Tuy nhiên mấu chốt “chiến lược” sinh tồn phát triển của cây xuyến chi là ở chổ kết cấu quả và hạt của nó. 
 
Quả xuyến chi mảnh nhỏ nhiều gai nhọn 
Hạt mảnh dài có gai nhỏ như răng cưa đầu có gai dài nhọn. Rất dể bám mắc vào bất cứ mọi thứ khi lướt qua chạm phải. Có thể phát tán kiểu theo gió mang đi nhưng chủ yếu lại dựa vào chính con người mới là điều đáng nói. Con người kể cả mọi phương tiện giao thông sản phẩm của con người tạo ra di chuyển đường ngắn đường dài như tàu hỏa ô tô thậm chí cả máy bay đã vô tình mang hạt của nó đi ria rải khắc nơi. Bởi vậy từ mạng lưới đường tàu hỏa (kể cả đường ô tô ngày nay) con người đã giúp gieo hạt cho cây xuyến chi để rồi từ đó mới đặt ra cái tên thường gọi là: Hoa đường tàu!
 
Những gai nhọn có ngạnh đâm mắc vào quần áo
     Trong khi nhiều loài thực vật đã và đang bị tuyệt chủng do môi trường sống không phù hợp mà đặc biệt do con người lấn chiếm không gian sống gây ra. Thì cây xuyến chi lại dựa chính vào con người để phát triển một cách thành công. Chẵng lẻ con người chịu bó tay lại dể bị cây xuyên chi lợi dụng. Nó đã không đem lợi ích gì lại chiếm lấn đất đai cây trồng của con người.
 Vườn cây trồng bị xuyến chi chiếm lấn
 Vậy thì vì sao con người lại không thể lợi dụng từ nguồn gen nổi trội phát triển mạnh mẻ của loài cây này? Để lai tạo với những giống cây có ích nhằm đem lại năng suất cao. Mặt khác để bảo vệ cho sự đa dạng sinh học thì cần phải hạn chế sự lây lan nhanh chóng của cây xuyến chi trước nguy cơ xâm lấn làm tuyệt chủng nhiều loài cây bản địa.
 Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Hình ảnh mèo vờn chuột

Loài Mèo sinh ra là để bắt chuột sau khi bắt được chuột rồi nó không phải ăn thịt ngay. Con mồi lúc này trở thành mục tiêu cho nó tung hứng vờn chộp điệu nghệ có lẻ đây là dịp cho nó luyện thêm kỷ năng săn mồi. Những hình ảnh chộp được sau đây minh chứng cho điều đó.
 

 
 

Lê Văn Thưa