Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Con người bị loài cây xuyến chi lợi dụng

 Hoa xuyến chi
Muôn loài trên trái đất này đều phải dè chừng tránh né con người tất nhiên rồi. Từ loài cá voi ở biển lớn đến cả trăm tấn đến các loài sát thủ như: Rắn độc, cá sấu, sư tử, hỗ, báo chúa tể của muôn loài. Đều phải lặng tiếng im hơi đều phải nhường không gian sống đến tận cùng cho sự phát triển hoành tráng của con người. Duy chỉ có một loài lại là thảo cỏ đã không biết e sợ con người lại còn tận dụng con người làm việc không công cho sự sinh sôi phát triển giống loài mình, đó chính là cây xuyến chi.
Xuyến chi, hoa đường tàu
    Xuyến chi tên thường gọi là cây hoa đường tàu chỉ vì đơn giản thoạt đầu trên đường tàu hầu khắp đều có mặt loài cây này. Nhưng đến nay cái tên “Hoa đường tàu” không còn phản ánh đúng với thực tế nửa. Nay phải gọi là hoa của mọi nẻo đường bởi tốc độ phát triển nhanh đến bất ngờ loài xuyến chi này phải nói rằng đã tràn ngập lãnh thổ có mặt khắp nơi. Vì sao cây xuyến chi (hoa đường tàu) không phải là thứ cây cứng cáp gai góc như cây Mai dương lại phát triển nhanh lấn lướt hầu hết các loài cây bản địa khác?
   Cây xuyến chi thuộc họ cúc cao khoảng 30, 40cm cành lá nhiều thường mọc theo nhóm cụm hay liền bì chạy dọc ven đường. Có thể cây xuyến chi bắt nguồn từ vùng phía bắc nước ta khoảng vài ba chục năm về trước từ vùng miền Trung trở vào không thấy loài cây này. Sau đó dần dần xuất hiện loài cây này trên đường tàu đến nay thì đi đâu cũng thấy cánh trắng nhụy vàng hoa đường tàu lây lan đều khắp. Vì sao cây xuyến chi một loài họ cúc có vẻ yếu đuối lại có khả năng phát triển nhanh đến thế? 
 
 
  Từ đường tàu đến quốc lộ, đường làng đều đầy hoa xuyến chi
 Trước hết điều đáng quan tâm là tính thích nghi của loài cây này chịu được với mọi loại chất đất cùng với “Chiến thuật” mọc theo nhóm ken dày để tự hỗ trợ nhau. Với bộ rễ khỏe, nhiều cành lá che phủ chèn lấn tất cả mọi loại cây khác cùng cở và nhỏ hơn. Thứ nửa hầu như không có địch hại nào từ sâu bọ côn trùng hay súc vật có thể ăn hại hay cản trở sự phát triển loài cây này. Ngay cả con người cũng phải nản lòng chẵng ai đủ sức mà đi nhỗ hết được tầng lớp hoa đường tàu, có nhổ lớp này thì vô số hạt đã kịp gieo cho lớp sau.
sống được cả trên cát trắng
 
 Nhiều hoa vô kể
 Tên “cúng cơm” là cây xuyến chi thì chẵng mấy ai hay nhưng nói đến Hoa đường tàu thì ai cũng biết bởi loài cây này có hoa nhiều vô kể. Phát triển vào khu vực miền Trung này loài xuyến chi hầu như có hoa quanh năm bất kể 4 mùa gió rét, nắng mưa, lũ lụt. Với cánh trắng nhụy vàng khá bắt mắt, đặc biệt là “nghệ thuật” dẩn dụ từ hương vị nào đó của loài hoa này.
 
 
Đủ loại cô trùng thi nhau hút mật xuyến chi
Mà hầu như tất cả mọi loại côn trùng đều bị hấp dẩn ngay cả ruồi nhặng loài vốn không phải quen hút mật hoa như ong bướm cũng tìm đến tranh phần. Cho đến những con bướm quá khổ so với bông hoa bé nhỏ cũng chịu ngã nghiêng bám víu để hút cho bằng được loại mật hoa xuyến chi. Từ thu hút được nhiều loại côn trùng đến thụ phấn đã đem lại hiệu quả rỏ rệt đạt kết trái cao là điều tất nhiên. Tuy nhiên mấu chốt “chiến lược” sinh tồn phát triển của cây xuyến chi là ở chổ kết cấu quả và hạt của nó. 
 
Quả xuyến chi mảnh nhỏ nhiều gai nhọn 
Hạt mảnh dài có gai nhỏ như răng cưa đầu có gai dài nhọn. Rất dể bám mắc vào bất cứ mọi thứ khi lướt qua chạm phải. Có thể phát tán kiểu theo gió mang đi nhưng chủ yếu lại dựa vào chính con người mới là điều đáng nói. Con người kể cả mọi phương tiện giao thông sản phẩm của con người tạo ra di chuyển đường ngắn đường dài như tàu hỏa ô tô thậm chí cả máy bay đã vô tình mang hạt của nó đi ria rải khắc nơi. Bởi vậy từ mạng lưới đường tàu hỏa (kể cả đường ô tô ngày nay) con người đã giúp gieo hạt cho cây xuyến chi để rồi từ đó mới đặt ra cái tên thường gọi là: Hoa đường tàu!
 
Những gai nhọn có ngạnh đâm mắc vào quần áo
     Trong khi nhiều loài thực vật đã và đang bị tuyệt chủng do môi trường sống không phù hợp mà đặc biệt do con người lấn chiếm không gian sống gây ra. Thì cây xuyến chi lại dựa chính vào con người để phát triển một cách thành công. Chẵng lẻ con người chịu bó tay lại dể bị cây xuyên chi lợi dụng. Nó đã không đem lợi ích gì lại chiếm lấn đất đai cây trồng của con người.
 Vườn cây trồng bị xuyến chi chiếm lấn
 Vậy thì vì sao con người lại không thể lợi dụng từ nguồn gen nổi trội phát triển mạnh mẻ của loài cây này? Để lai tạo với những giống cây có ích nhằm đem lại năng suất cao. Mặt khác để bảo vệ cho sự đa dạng sinh học thì cần phải hạn chế sự lây lan nhanh chóng của cây xuyến chi trước nguy cơ xâm lấn làm tuyệt chủng nhiều loài cây bản địa.
 Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét