Ông cha ta ngày xưa ngày xưa đòn gánh đè vai
khi mùa về phải gánh tất tật tật từ thóc lúa cho đến rơm rạ về nhà để tận dụng
hết. Ngày nay cơ khí hóa đã đổi đời có máy gặt đập liên hợp hoặc máy tuốt lúa đưa
ra tận bờ ruộng chỉ còn việc dùng xe chở thóc về nhà. Vậy mà còn rơm rạ là thứ vẩn
nằm lại ngổn ngang ụ đống trên cánh đồng.
Vài năm lại đây
người dân làm ruộng không ai còn tận dụng đến rơm rạ nửa. Thế là không ai bảo
ai để dọn vén rơm rạ một cách chóng vánh người ta thi nhau châm lửa đốt. Bất kể
ở đâu trên bờ hay dưới ruộng, trên đường đất hay đường bê tông. Điều lạ là ngay
cả trên đường rải nhựa cũng thành nơi đốt rơm vô tư. Người thiếu ý thức hứng
lên là đốt chẵng phải canh chừng, lửa cứ nghi ngút cháy, khói trắng bốc lên
khắp nơi trên mọi cánh đồng. khốn khổ cho các con đường giao thông người xe qua
lại phải chui qua từ khói lửa đốt rơm ngay giửa đường. Cái nắng ngày hè vốn đã
thiêu đốt nhiệt độ nhiều khi lên đến 38, 40 độ lại cộng thêm cái nồng nặc khói
rơm nửa càng thêm bức bối…
Rơm rạ sau thu hoạch
đó cũng là một sản phẩm có thể sử dụng trong nhiều việc truyền thống như làm
phân, trồng nấm, làm chất đốt, thức ăn cho gia súc vv… Đốt bỏ rơm rạ là một
cách lãng phí tài nguyên. Điều đáng quan tâm hơn đang mùa nắng nóng khô hạn lại
đem lửa mà đốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, còn gây thêm ô nhiểm môi trường.
Việc đốt rơm ngay giửa đường là hết sức nguy hiểm làm cản trở cho giao thông, làm
hư hại đến mặt đường rải nhựa. Đã có trường hợp xẩy ra người dân châm lửa đốt
rơm rồi bỏ về gặp lúc gió lớn đã thiêu trụi luôn mấy sào lúa chín cạnh đó.
Người dân cần ý thức về tác hại của việc đốt rơm tân dụng rơm rạ để làm phân và chất đốt. Cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương phải
có qui chế đối với người dân khi thu hoạch mùa. Cấm đốt rơm rạ bừa bải bất ở cứ mọi nơi gây nguy cơ hỏa hoạn và lãng phí tài nguyên.
Đốt rơm ngay trên đường rải nhựa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét