Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bậc thầy đánh lừa của bướm 3 đầu

Bắt gặp được loài bướm này ta mới thấy nực cười. Một cái đầu thường thì bất động còn 2 cái đầu nửa  được gắn trên 2 cách sau thì tỏ ra linh hoạt. Như thể thông báo cho muôn loài khác rằng tôi có những 2 cái đầu đây này.
  Thế giới tự nhiên làm cho ta phải bất ngờ từ một loài bướm nhỏ lại có cách ngụy trang vào hạng bậc thầy. Cái đầu thật thì lẳng lặng hút nhụy hoa còn 2 cái đầu giả ở sau 2 cánh được chấm phá họa tiết giống y cái đầu rồi gắn lên đó mổi đầu 2 cái râu. Vấn đề là những cái râu giả này không phải là thứ cứng nhắc mà nó lợi dụng sức gió đẩy đưa như thể râu con vật đang cử động dò tìm. Thế vẩn chưa đủ khi cảm thấy có con vật nào đó đến gần là 2 cái đầu giả của bướm ta liên tục chuyển động bằng cử động 2 cánh sau. để thông báo cho đối phương rằng cái đầu của tôi ở đây. Tuy nhiên vẩn chưa hết chiêu loài bướm này còn làm cho đối thủ có mắt như mù bằng tạo ra cái "ma trận" sọc vằn trên cánh bướm. Cái này thì đến các nhà tâm lý học cũng phải nể phục cái cách chỉ cần sử dụng hình vẻ để làm rối mắt đánh lừa sự nhìn nhận. Con người cũng bị nhầm cứ gì kẻ thù của loài bướm này là tắc kè và thằn lằn. Chúng đã bị mắc mưu của bướm, lén lút nhằm vào cái đầu miếng mồi ngon để tấn công ai dè chỉ đớp phải cái mẩu cánh! Bướm 3 đầu luôn được thoát thân chỉ có điều đôi khi chịu mất cái đầu giả.
Đây là loài bướm thật gây ấn tượng cái cách đánh lừa kẻ thù chẵng giống ai, một thế giới tự nhiên đầy biến hóa.
Bướm 3 đầu khi xòe cánh và gập cánh
Kẻ thù của loài bướm này là tắc kè và thằn lằn
Một cú đớp chí mạng nhằm vào cái đầu giả

Sọc vằn một kiểu đánh lừa của bướm 
Lê Văn Thưa


   

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Cây Rười trên đồi cát Quảng bình

   Năm 2006 tôi gửi bài đăng trên ThienNhien.net: “Cây Rười trên cát trắng miền Trung” http://www.thiennhien.net/2006/12/19/cay-ruoi-tren-cat-trang-mien-trung/  đây là lần đầu tiên loài cây bản địa sống trên cát này được giới thiệu trên báo điện tử rồi lan truyền trên intenet. Đến nay đã 15 năm không ngờ loài cây dường như chỉ có trên đồi cát Quảng bình này đã được nhiều người rất quan tâm.
 
 
Đây là một loài cây được thiên nhiên sinh ra trên vùng đồi cát khắc nghiệt chịu nắng gió, khô hạn và cả ngập úng... Điều ấn tượng nhất là từ bài viết giới thiệu về cây rười này nhiều độc giả chưa hề nhìn thấy trực tiếp loài cây lạ lẩm này đã cảm hứng viết nên những vần thơ. Có đến 3 bài thơ của 3 tác giả viết về cây rười này, xin được chép ra đây bài thơ của bạn Đào Phan Toàn là một lương y một nhà thơ ở Triệu sơn, Thanh hóa:

CÂY RƯỜI - MIỀN TRUNG

Những cây Rười của dải đất miền Trung
Đã phủ xanh trên những triền cát trắng
Bất khuất trước bão giông mưa nắng
Chặn gió cát bay, giử ấm tình người!

Con về quê trong nắng nung người
Gió lào thổi phưng phừng ngọn lửa
Rười liêu xiêu như mẹ cha khắc khổ
Vẩn nở hoa tươi như đón, như chào!

Đất quê mình quằn quại thương đau
Bom đạn xới cày, lắm mưa nhiều nắng
Thắt đáy lưng ong, oằn vai gồng gánh
Lời yêu thương muốn mặn gừng cay!

Những con người như một loài cây
Đốt cháy mình sáng lên niềm kiêu hãnh
Con đi giửa trời miền Trung ngập nắng
Bóng cây Rười che mát suốt đời con!


 

Còn có 2 bài thơ của 2 bạn khác nửa học tập làm việc ở Nga:

http://www.studentkgu.vn/news/detail/id_1283/sec_2/cat_12/

Đặc biệt từ hình ảnh cây rười trên đồi cát Quảng bình nhiều phóng viên truyền hình từ Hà nội đã tìm về đồi cát trắng Quảng bình để làm phim truyền hình. Như phóng viên Mai Đình Khôi nhóm làm phim của VTC14 đã có nhiều phim trong những năm qua về đồi cát Quảng bình đã được trình chiếu trên truyền hình và còn lưu giử trên Youtube:
   https://www.youtube.com/watch?v=25ADgonb0J4
  https://www.youtube.com/watch?v=__epW1E3xd0... Những bộ phim tài liệu này đã thực sự cung cấp giới thiệu cho độc giả gần xa hình ảnh về loài cây rười về vùng đồi cát trắng Quảng bình.                                    
Tuy nhiên vùng đồi cát ngày nay đang đứng trước những thách thức đó là sự xâm lấn của con người. Con đường quốc lộ 1 mới chạy ngay trên vùng đồi cát là điểm tựa cho mọi dự án đầu tư xây dựng đang hứa hẹn mọc lên. Đây là tính hiệu chẵng lành cho tương lai đồi cát trắng nơi có nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân ven đồi cát. Nơi có hệ sinh thái mang tính đặc hữu trên đồi cát nguyên sơ. Nơi cây rười một loài cây bản địa không gian sống của nó nhiều năm qua vốn đã bị thu hẹp nay sẻ còn gặp nhiều thách thức hơn.        
     Một cảnh quan thiên nhiên đồi cát trắng sống cùng một loài cây đã trải qua đấu tranh sinh tồn được tự nhiên sinh ra có sức chịu đựng nắng gió khắc nghiệt đây chính là cây rười. Tương lai về đồi cát và cây rười ven biển Quảng bình có được quan tâm để tồn tại như đã vốn có theo thời gian?

 

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Phép màu của tự nhiên biến ngọn thành gốc

Thân cây bị vết chặt đứt lìa khỏi gốc
Con người chúng ta vốn quen với những hiện tượng khái niệm thông thường như: Không và có, ngày và đêm, trời và đất, gốc và ngọn vv... Những cặp đôi đó ta hiểu một cách nôm na là nó không thể hoán đổi nhau, tất nhiên rồi. Bởi “ngày” thì không thể là “đêm”, cũng như “ngọn” thì không thể là “gốc” được… Vậy mà trong tự nhiên lại có thể tồn tại một sự hoán đổi kỳ lạ: ngọn cây thành gốc cây!
Ở đây ngọn cây biến thành gốc cây

 Sự thể là có một thân cây nhỏ đã bị ai đó chặt một nhát chí mạng thân lìa khỏi gốc. Nó bị rơi xuống khe suối gặp lúc nước đang lớn thân cây này bị cuốn đi không biết nó trôi như thế bao xa. Nếu không có gì cản trở cây này sẻ trôi thẳng ra biển vì đây là khe nước bên bờ biển. Thế nhưng một sự ngẩu nhiên nào đó hay loài cây này sinh ra đã tính đến cách tự vệ? Khi trôi đến đây bỗng nhiên thân cây lộn ngược gốc chìa thẵng lên trời ngọn cắm xuống lòng khe, như thể trời trồng!

Dòng nước chảy nhưng không thể xô đỗ cái thế lộn ngược lại đâm ra bền vững này. Thân lìa khỏi gốc phải chết đã đành còn thêm nổi gốc chìa lên trời cắm ngọn xuống đất càng khẳng định sớm đi đến cái chết. Vậy mà cuộc đấu tranh sinh tồn dành dật sự sống lại ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ trong thế giới tự nhiên. Ai cũng hiểu rằng đang là ngọn thì không thể bổng nhiên biến thành gốc được nó vô lý quá. Vậy mà sự kỳ diệu của thế giới tự nhiên đã làm nên điều không tưởng này từ một loài thảo mộc. Phần ngọn của loài cây này vốn sẳn có nhiều cành và lá nặng hơn gốc là một lợi thế.  Nên khi trôi trong nước ngọn dể dàng chìm xuống gặp lúc thuận lợi nó đứng ngược lên thành “thế chân kiềng”. Nhưng điều cốt yếu phần ngọn đó lại có thể sẳn sàng đâm ra đầy rễ đây mới là bí quyết để trở lại với sự sống.
Từ cành ngọn rễ tua tủa đâm ra 

Biến nhiều cành ngọn thành một “tổ hợp gốc” sum xuê đầy sức sống bám chắc xuống lòng khe cạn hơn cả khi thân cây chưa bị chặt. Mặc cho cái vốn là gốc trước đây còn mang vết sẹo qua thời gian đã khô dựng ngược tòng ten lên trời trông thật vô lý. Kỳ lạ hơn khi đã đứt rời gốc mọi cành lá hầu như vẩn còn nguyên vẹn cả nay đã hồi sinh. Có điều tất cả cành lá đó đã biết quay 180 độ hướng lên trên để lại quang hợp với ánh sáng mặt trời.
 Nhiều tháng sau trở thành một cây Mua tươi tốt đơm hoa

 “Cây mọc ngược” thân cây đã gây ra sự kinh ngạc trên chính là một loài cây rất phổ biến ở nước ta có tên gọi là cây Mua loài cây bụi có hoa màu tím khá đẹp mắt. Từ khả năng tái sinh của cây Mua cùng với thực tế của giống cây này thường mọc tự nhiên nhiều ở vùng đồi, bên các ao hồ khe suối. Ta dể nhận ra đây là loài cây có thể chống xói mòn và lở đất hai bên bờ rất tốt cho ao, hồ, kênh, mương, sông, suối. Đây chính là sự gợi ý cho chúng ta cách đơn giản là đem trồng loài cây này để chống xói mòn đất đai ở những nơi cần thiết.
 Hoa Mua tím đẹp mắt
 Loài Mua thường mọc ven bờ suối

  Sự sống của muôn loài luôn âm thầm diễn ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. Tự biến ngọn thành gốc rễ như cây Mua trên mới biết khả năng tái sinh là không giới hạn. Chỉ có phép màu kỳ diệu của thế giới tự nhiên.


 Lê Văn Thưa

Bất ngờ về một loài hoa tím không tên

Có một loài hoa chỉ ở miền thôn dã sống chung với những lũy tre che bóng mát bên con đường làng. Không biết còn nơi nào xuất hiện loài hoa hiếm thấy này hay chỉ có ở làng quê này thôi?
   Loài hoa tím không tên này thuộc vào loài dây leo nó có thể họ hàng giống với cây củ mài, tuy nhiên loài cây này thân dây nhỏ hơn nhiều và rất hiếm gặp. Ở đây loài này mọc xen với cây tre rồi thân dây bám theo cây tre mà vươn lên cao. Gặp dịp loài cây này ra hoa vào mùa thu, những chùm hoa thướt tha rủ xuống trên những cành tre đó là chùm của muôn dây hoa xâu chuổi kết thành. Những dây hoa bé xíu nhưng thật tinh tế, đầu mổi dây nổi lên là hoa màu trắng về sau chuyển dần sang tím và màu tím đậm. Nhìn chùm hoa khoe sắc ta mới cảm nhận ra một vẻ đẹp hiếm có của loài hoa tím không tên này.
Tiếc rằng khi những bức ảnh của loài hoa tím lạ này được ra mắt thì lũy tre làng cùng với loài hoa màu tím này đã phải ra đi để nhường chổ cho con đường bê tông nông thôn mới chạy qua. Mong sao vẩn còn đâu đó trên các vùng quê về loài hoa dại mang một nét đẹp riêng hiếm thấy như loài hoa này.

 Lê Văn Thưa

“Nữ hoàng” của thế giới Chuồn chuồn ớt

 
    Gọi là “Nữ hoàng” thực ra phải nói là “Nam hoàng” của thế giới Chuồn chuồn ớt. Toàn cơ thể màu đỏ của nó còn sở hữu bộ cánh mang màu đỏ hồng đây là điểm khác biệt ít thấy ở các loài chuồn khác.
Chuồn cánh hồng mang gam màu đỏ nhưng không phải là đồng nhất. Nếu quan sát kỷ đầu có màu đỏ tươi thân và đuôi màu đỏ tía, cánh có màu đỏ nhạt (hồng) ở gốc cánh lại có chấm đỏ thẩm. Có thể đây là loài chuồn có hình dáng và mầu sắc đẹp nhất trong thế giới chuồn chuồn ớt. Để gọi theo đặc điểm nổi bật của nó thì gọi là chuồn chuồn cánh hồng, nó có kích cở khá nhỏ chiều dài từ đầu đến đuôi 35mm sải cánh 60mm. Tập tính hoạt động của nó là luôn ở bên ao hồ và khe nước. Cũng giống như thế giới của loài chuồn, con đực luôn sở hữu bộ mã đẹp còn con cái thì rất khiêm tốn. Loài chuồn chuồn cánh hồng có số lượng rất ít thường sống ở nơi hoang vắng xa vùng dân cư nên rất hiếm gặp.
  Sau đây là hình ảnh về loài chuồn chuồn này
Màu đỏ bắt mắt là các chàng chuồn đực
Nàng chuồn cái chỉ là màu nâu sồng
Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Chuồn chuồn xẩm tối

   Chuồn xẩm tối cái tên nghe có ve kỳ khôi nhưng thực ra thì loài chuồn ngô này có một đặc điểm khác loài là chỉ hoạt động vào lúc nhá nhem tối, khi tắt mặt trời. Còn ban ngày nó chỉ ẩn nấp đậu đỗ trong bóng cây rậm rạp. Như vậy mổi ngày nó chỉ hoạt động khoảng vài tiếng đồng hồ những ngày dâm mát ít ánh nắng mặt trời có thể dài hơn. Muốn tìm gặp chuồn này là nhằm lúc tắt mặt trời ở bên các rảnh, ao, hồ nước là nơi thường bắt gặp chuồn chuồn đực bay đi bay lại tìm kiếm con cái để giao phối, đẻ trứng. Chuồn xẩm tối có cơ thể hơi gầy con đực có màu hồng, con cái màu vàng chiều dài 45mm, sải cánh 70mm. Đặc điểm dể nhân dạng loài chuồn này trên 2 cánh sau mổi cánh có 2 chấm màu trắng và xám. Số lượng loài chuồn này không nhiều. Loài chuồn này sống khá gần với con người ở vùng có các nguồn nước. Bởi thế rất nhiều gia đình dể bắt gặp loài chuồn này nếu ban đêm có chuồn bay vào nhà thì chính là nó do bị quáng đèn điện bay vào. Đây chính là cái kết cho loài chuồn xẩm tối khi ngày nay đèn điện có khắp từ đèn đường cho đến trong nhà. Loài chuồn chỉ hoạt động vào xẩm tối đây là cách để trốn tránh kẻ thù nhưng không ngờ sự phát triển của con người từ đèn điện đã gây nguy hại hơn nhiều so với các kẻ thù tự nhiên khác. Loài chuồn xẩm tối không thể tồn tại ở vùng có dân cư do ánh đèn điện ban đêm đã phá vở nhịp sống vốn đã hình thành từ ngàn xưa của nó. 
 
 Chuồn xẩm tối
 
Ban ngày thường đậu đỗ dưới tán cây bụi
 Khi xẩm tối con đực bay tìm bạn tình

Lê Văn Thưa


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Chuồn chuồn bã trầu

 Một loài chuồn ngô thân có mầu bã trầu đặc điểm nổi bật của nó là trên 2 cánh sau có vết đỏ màu bã trầu. Đây là loài chuồn có màu sắc đẹp và khá lớn có số đo dài 53mm, sải cánh 95mm. Chuồn bã trầu thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa để tìm nơi sinh sản. Con đực thường đỗ trên cành cây cao và thoáng để dể kiếm bạn tình.
 
Chuồn chuồn bã trầu thường đỗ trên cành cao
2 cánh sau có vệt đỏ mầu bã trầu
 
Mùa sinh sản chuồn bã trầu


Lê Văn Thưa