Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Chuồn chuồn xẩm tối

   Chuồn xẩm tối cái tên nghe có ve kỳ khôi nhưng thực ra thì loài chuồn ngô này có một đặc điểm khác loài là chỉ hoạt động vào lúc nhá nhem tối, khi tắt mặt trời. Còn ban ngày nó chỉ ẩn nấp đậu đỗ trong bóng cây rậm rạp. Như vậy mổi ngày nó chỉ hoạt động khoảng vài tiếng đồng hồ những ngày dâm mát ít ánh nắng mặt trời có thể dài hơn. Muốn tìm gặp chuồn này là nhằm lúc tắt mặt trời ở bên các rảnh, ao, hồ nước là nơi thường bắt gặp chuồn chuồn đực bay đi bay lại tìm kiếm con cái để giao phối, đẻ trứng. Chuồn xẩm tối có cơ thể hơi gầy con đực có màu hồng, con cái màu vàng chiều dài 45mm, sải cánh 70mm. Đặc điểm dể nhân dạng loài chuồn này trên 2 cánh sau mổi cánh có 2 chấm màu trắng và xám. Số lượng loài chuồn này không nhiều. Loài chuồn này sống khá gần với con người ở vùng có các nguồn nước. Bởi thế rất nhiều gia đình dể bắt gặp loài chuồn này nếu ban đêm có chuồn bay vào nhà thì chính là nó do bị quáng đèn điện bay vào. Đây chính là cái kết cho loài chuồn xẩm tối khi ngày nay đèn điện có khắp từ đèn đường cho đến trong nhà. Loài chuồn chỉ hoạt động vào xẩm tối đây là cách để trốn tránh kẻ thù nhưng không ngờ sự phát triển của con người từ đèn điện đã gây nguy hại hơn nhiều so với các kẻ thù tự nhiên khác. Loài chuồn xẩm tối không thể tồn tại ở vùng có dân cư do ánh đèn điện ban đêm đã phá vở nhịp sống vốn đã hình thành từ ngàn xưa của nó. 
 
 Chuồn xẩm tối
 
Ban ngày thường đậu đỗ dưới tán cây bụi
 Khi xẩm tối con đực bay tìm bạn tình

Lê Văn Thưa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét