Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Chiền chiện đồng hung cánh chim của đồng quê

Tôi lớn lên ở vùng đồng quê loài chim tôi biết đầu tiên là loài chim sẻ kế đến là chim manh manh. Chim manh manh có nhiều ngoài đồng khi đi chăn trâu cát cỏ bắt gặp.
    Nghe ông cha gọi là chim manh manh cho đến nay tôi mới nghiêm ra dường như là không đúng tên. Hỏi ra các nhà chuyên môn mới biết đây chính là chim chiền chiên đồng hung. ố trời ơi vậy là còn nhầm lẩn nửa chim sơn ca ở đây lại gọi là chim chiền chiện. Thà mà đặt cho nó một tên địa phương gì cũng được chứ ai lại tên loài chim nọ xọ qua loài chim kia thì quá bối rối!
  Chim chiền chiện đồng hùng là một loài chim sâu nhỏ nó gắn bó với đồng lúa và cỏ ngoài cánh đồng từ xa xưa đến nay. Ngày xưa cây lúa dài ngày hơn chim chiền chiên đồng hung thường làm tổ trên cây lúa, khi thu hoach người dân thường bắt chim non hoặc trứng. Ngày nay lúa ngắn ngày loài chim này buộc phải làm tổ trên các búi cỏ. Loài chim đông quê này phải chịu những thách thức ghê gớm để sinh tồn. Trước đây khi ra đồng thể nào cũng nghe loài chim này thi nhau ca hót. Ngày nay dường như dã biến mất từ lâu đó là do nạn thuốc trừ trâu trừ cỏ, thuốc chuột. Đã diệt hết sâu bọ côn trùng cũng giết luôn loài chim đáng yêu này. Bởi đây là loài thiên địch với sâu bọ một cách tự nhiên không cần đến thứ độc hại. Người Mẹ thiên nhiên đã sinh ra tất cả. Khi con người làm ruộng lúa người mẹ thiên nhiên cử loài chim chiện chiên đồng hung sống trên đồng. Diệt sâu bọ bảo vệ cây lúa và hót ca khúc nhạc muôn thủa của đồng quê. Đên khi con người khôn ranh ra rồi dùng chất độc diệt sâu và cỏ giết luôn cả chim Chiền chiên đông hung. 
   Rồi một ngày con người vẩn rất hồn nhiên và tự hỏi: sao ngày nay con người mắc bệnh ung thư nhiều dến thể trong một năm có đến 164 ngàn người. Thiệt là lạ khó mà cắt nghĩa nổi? Thật tiếc cho loài chiền chiện dồng hung đã dần biến mất. khỏi cánh đồng quê!
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Phát hiện mới lạ về chim hồng sáo đá?


   Trong tự nhiên vốn có một số loài chim sở hữu sắc màu hồng rất nổi tiếng và quí hiếm như chim: Hồng hạc, hồng ý giáo chủ, hồng tước, hồng yến và một số ít loài chim khác. Nay mới phát hiện thêm chim hồng sáo đá?

 Tôi yêu thích thế giới tự nhiên nên thích chụp ảnh chim cò các loại không đi đâu xa chỉ quanh quẩn ở vùng đồng quê. Miền quê này lại rất hiếm các loài chim chỉ thảng hoặc gặp vài ba con chim bản địa. May mắn có thể gặp ít loài chim di cư đơn lẻ hay nhóm nhỏ. Vào một ngày đẹp trời tôi bỗng gặp một đàn chim, đúng là vậy rất hiếm khi có những khoảng 20 con. Đang kêu ríu rít trong một khóm tre lớn ở cuối một làng. Rồi chúng vụt bay tôi bỗng phải lóa mắt bởi sắc hồng quá ấn tượng của mấy cánh chim vuột qua. Tưởng chúng bay đi luôn không ngờ chỉ bay đi kiếm ăn lâu lâu lại quay về khóm tre tạm trú. Điều gì đã níu cánh đàn chim, chỉ vì gần đây có một số cây sanh quả đang chín rộ đàn chim quanh quẩn ở đây đến nhiều ngày. Một dịp may tôi cũng nhiều ngày theo đuổi đàn chim này để tìm hiểu nó. Lúc đầu tôi ngở là đàn chim vàng anh nhưng hóa ra là chim sáo đá. Tôi chỉ là dân quê không phải là nhà chuyên môn để có thể đắn giá. Điều đặc biệt ở đàn chim này là có khoảng 3 con có bộ lông hồng rực rỡ, chỉ một con hơi nhạt mầu. Đây là màu lông không thể ở loài chim sáo đá nó chỉ có màu xám, trắng và đen hoặc xanh. Vì sao lại 3 con chim có bộ lông rực hồng giửa đàn sáo đá? Tiếc rằng dù nhiều ngày theo đuổi nhưng rất khó chụp hình tốt. Chỉ khi chúng bay và lúc kiếm ăn là có thể chụp, còn khi chúng nghỉ ngơi vị trí rất ổn định thì lại không thể. Vì thói quen chúng rúc sâu trong cành lá che phủ chỉ nghe tiếng kêu ríu rít.

  Có thể đây là một phát hiện mới về chim, hoặc là chim sáo đá đã có sự đột biến về màu lông. Hoặc nửa con người ai đó có thể đã tác động nào đó làm đổi màu lông chim theo ý muốn? Mong rằng nhiều người cùng biết đến thông tin này để tìm hiểu và bàn luận. Nhất là cần sự nhìn nhận ý kiến của các nhà chuyên môn.
 
 
 
 
 
 Chân dung chim hồng sáo đá
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kiếm ăn
Nghỉ ngơi

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Liên minh cò, bò


   Đã thành quy luật hàng năm đàn cò vào mùa mưa di cư về vùng đất này kiếm ăn. Đây là vùng đồng ruộng ngập nước và lụt lội trong mùa mưa nơi cò kiếm mồi mò tôm bắt cá. Nhưng khí hậu năm nay đã quên mùa mưa nên ruộng đồng khô nứt nẻ. Hàng trăm con cò có nguy cơ chịu chết đói cá tôm đâu trên ruộng khô để kiém ăn. Nhưng loài cò cũng biết đấu tranh để sinh tồn đó là cách chuyển ăn tôm cá sang ăn côn trùng. Đàn cò liền liên minh ngay với đàn bò. Bò ăn cỏ trên dông mổi con có những 4 chân cùng với cái miệng quần đảo trên cỏ vậy là bao nhiêu côn trùng thấy động bay lên. Thế là đàn cò hưởng lợi. Ngược lạị đàn cỏ chăm sóc bò bằng cách bắt rận bắt ruồi cho bò. Một liên minh thật ý nghĩa có lợi cho cả 2. hai bầy đàn này luôn có bên nhau khi kiếm ăn trên đồng ruộng vào những tháng ngày này.
 
 
 
 
 
 

Lê Văn Thưa