Trong tự nhiên vốn có một số loài chim sở hữu sắc màu hồng rất
nổi tiếng và quí hiếm như chim: Hồng hạc, hồng ý giáo chủ, hồng tước, hồng yến
và một số ít loài chim khác. Nay mới phát hiện thêm chim hồng sáo đá?
Tôi yêu thích thế giới
tự nhiên nên thích chụp ảnh chim cò các loại không đi đâu xa chỉ quanh quẩn ở
vùng đồng quê. Miền quê này lại rất hiếm các loài chim chỉ thảng hoặc gặp vài
ba con chim bản địa. May mắn có thể gặp ít loài chim di cư đơn lẻ hay nhóm nhỏ.
Vào một ngày đẹp trời tôi bỗng gặp một đàn chim, đúng là vậy rất hiếm khi có những
khoảng 20 con. Đang kêu ríu rít trong một khóm tre lớn ở cuối một làng. Rồi
chúng vụt bay tôi bỗng phải lóa mắt bởi sắc hồng quá ấn tượng của mấy cánh chim
vuột qua. Tưởng chúng bay đi luôn không ngờ chỉ bay đi kiếm ăn lâu lâu lại quay
về khóm tre tạm trú. Điều gì đã níu cánh đàn chim, chỉ vì gần đây có một số cây
sanh quả đang chín rộ đàn chim quanh quẩn ở đây đến nhiều ngày. Một dịp may tôi
cũng nhiều ngày theo đuổi đàn chim này để tìm hiểu nó. Lúc đầu tôi ngở là đàn chim
vàng anh nhưng hóa ra là chim sáo đá. Tôi chỉ là dân quê không phải là nhà
chuyên môn để có thể đắn giá. Điều đặc biệt ở đàn chim này là có khoảng 3 con
có bộ lông hồng rực rỡ, chỉ một con hơi nhạt mầu. Đây là màu lông không thể ở
loài chim sáo đá nó chỉ có màu xám, trắng và đen hoặc xanh. Vì sao lại 3 con
chim có bộ lông rực hồng giửa đàn sáo đá? Tiếc rằng dù nhiều ngày theo đuổi
nhưng rất khó chụp hình tốt. Chỉ khi chúng bay và lúc kiếm ăn là có thể chụp,
còn khi chúng nghỉ ngơi vị trí rất ổn định thì lại không thể. Vì thói quen
chúng rúc sâu trong cành lá che phủ chỉ nghe tiếng kêu ríu rít.
Có thể đây là một
phát hiện mới về chim, hoặc là chim sáo đá đã có sự đột biến về màu lông. Hoặc
nửa con người ai đó có thể đã tác động nào đó làm đổi màu lông chim theo ý muốn?
Mong rằng nhiều người cùng biết đến thông tin này để tìm hiểu và bàn luận. Nhất
là cần sự nhìn nhận ý kiến của các nhà chuyên môn.
Chân dung chim hồng sáo đá
Kiếm ăn
Nghỉ ngơi
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét