Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Diệc xám

Diệc xám là loài chim lớn nhất hiên nay ở vùng này, cao gần 1m sải cánh gần 2 mét, nặng 1–2 kg. Nó có mầu xám trắng, gáy có lông dài, trước cổ có vân đen và trắng. Diệc xám thường gặp ở khắp vùng đồng bằng, ruộng lúa vùng trung du Việt Nam vào khoảng tháng 7. Ở vùng Quảng bình diệc xám xuất hiên vào mùa mưa khoảng tháng 10, 11. Ngày nay số lượng chim này khá ít thảng hoặc chỉ gặp một vài con. Ở những nơi có nguồn nước xa vắng con người.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Lê Văn Thưa



Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Hoét lửa kiếm mồi

 Trong các loài chim hoét thì hoét lửa có thân hình khá nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên màu lông lại nổi trội hơn các loài hoét thông thường Khác. Lưng có màu xám, bung và đàu có mầu nâu dỏ trên mắt có 2 vệt xám ngoài ra trên cánh và họng có lông trắng. Loài này cũng có thể sống di cư vào mùa thu đông ở Quảng bình xuất hiện chim hoét lửa về kiém mồi. Vào các mùa khác không hè thấy loài chim này.
 
 
 

 
 
 
 



Lê Văn Thưa


Chim hoét (hét) đen


  Hoét đen hay Hét đen (tên khoa học: Turdus merula) là một loài thuộc họ hoét. Vùng phân bố gốc của nó là châu Âu, châu Á và Bắc Phi.. Loài này có một số phân loài trên phạm vi phân bố rộng lớn của nó. Loài chim này phổ biến có thể là loài định cư, di trú một phần, hoặc di cư hoàn toàn. Có bộ lông toàn màu đen trừ vòng xuyến mắt và mỏ màu vàng có giọng hót giàu âm điệu; chim mái trưởng thành và chim chưa trưởng thành có bộ lông chủ yếu màu nâu tối. Loài chim này sinh sản trong rừng và các khu vườn. Nó là loài ăn tạp, ăn một loạt các loài côn trùng, giun đất, quả mọng, trái cây. Ở Quảng bình nó là chim di cư chỉ xuất hiện vào mùa thu đông chúng đến kiếm ăn. không có sinh sản ở vùng này. Hoét đen là loài có kích cở lớn hơn so với các loài hóet khác. Nhìn chúng các loài hoét thường đơn độc đi kiếm ăn.
 
 
 
 
 
 
 
 

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Chiền chiện đồng hung cánh chim của đồng quê

Tôi lớn lên ở vùng đồng quê loài chim tôi biết đầu tiên là loài chim sẻ kế đến là chim manh manh. Chim manh manh có nhiều ngoài đồng khi đi chăn trâu cát cỏ bắt gặp.
    Nghe ông cha gọi là chim manh manh cho đến nay tôi mới nghiêm ra dường như là không đúng tên. Hỏi ra các nhà chuyên môn mới biết đây chính là chim chiền chiên đồng hung. ố trời ơi vậy là còn nhầm lẩn nửa chim sơn ca ở đây lại gọi là chim chiền chiện. Thà mà đặt cho nó một tên địa phương gì cũng được chứ ai lại tên loài chim nọ xọ qua loài chim kia thì quá bối rối!
  Chim chiền chiện đồng hùng là một loài chim sâu nhỏ nó gắn bó với đồng lúa và cỏ ngoài cánh đồng từ xa xưa đến nay. Ngày xưa cây lúa dài ngày hơn chim chiền chiên đồng hung thường làm tổ trên cây lúa, khi thu hoach người dân thường bắt chim non hoặc trứng. Ngày nay lúa ngắn ngày loài chim này buộc phải làm tổ trên các búi cỏ. Loài chim đông quê này phải chịu những thách thức ghê gớm để sinh tồn. Trước đây khi ra đồng thể nào cũng nghe loài chim này thi nhau ca hót. Ngày nay dường như dã biến mất từ lâu đó là do nạn thuốc trừ trâu trừ cỏ, thuốc chuột. Đã diệt hết sâu bọ côn trùng cũng giết luôn loài chim đáng yêu này. Bởi đây là loài thiên địch với sâu bọ một cách tự nhiên không cần đến thứ độc hại. Người Mẹ thiên nhiên đã sinh ra tất cả. Khi con người làm ruộng lúa người mẹ thiên nhiên cử loài chim chiện chiên đồng hung sống trên đồng. Diệt sâu bọ bảo vệ cây lúa và hót ca khúc nhạc muôn thủa của đồng quê. Đên khi con người khôn ranh ra rồi dùng chất độc diệt sâu và cỏ giết luôn cả chim Chiền chiên đông hung. 
   Rồi một ngày con người vẩn rất hồn nhiên và tự hỏi: sao ngày nay con người mắc bệnh ung thư nhiều dến thể trong một năm có đến 164 ngàn người. Thiệt là lạ khó mà cắt nghĩa nổi? Thật tiếc cho loài chiền chiện dồng hung đã dần biến mất. khỏi cánh đồng quê!
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

Lê Văn Thưa