Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Đâu là sự phát triển bền vững?

  Ngày 6/5/2012
 Khái niệm về phát triển bền vững ngày nay luôn được con người nhắc đến nhưng tiếc rằng nói là vậy mà không phải làm vậy. Nhiều hội nghị quốc tế thời gian gần đây về biến đổi khí hậu đã không tìm ra lối thoát cho việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều đó đã rỏ con người không muốn dựa vào nền tảng của sự phát triển tự nhiên mà ngược lại đặt lợi ích của loài người, quyền con người là cao hơn cả. Sự phát triển bền vững theo cách con người đặt ra về thực chất chỉ là một khái niệm mơ hồ.
    Ai không biết rằng Người Mẹ Trái đất sinh ra sự sống muôn loài trong đó có con người? Vậy rồi chính đứa con Loài người lại đi cải tạo, hủy hoại làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái đã được hình thành qua suốt hàng triệu năm. Đó chính là sự thách thức. Trận động đất 9 độ Richter tạo ra sóng thần cao trên 10m năm ngoái làm chao đảo cả đất nước Nhật bản đúng theo nghĩa đen lẩn nghĩa bóng gây thiệt hại nặng nền về người và của. Lòng kiêu hãnh của con người đã bị thương tổn trước sự thách đố đó của sức mạnh thiên nhiên. Vậy mà sự tôn trọng của con người trước thiên nhiên ngày nay cũng chỉ là tính hình thức và ước lệ. Bởi loài người mang trong mình với quá nhiều tham vọng muốn làm chủ thiên nhiên, làm thay đổi cả tự nhiên. Không còn phải nghi ngờ gì nửa con người (chứ không phải là Thiên nhiên) đã muốn áp đặt quyền thống lĩnh của mình trên trái đất này. Không một góc biển chân trời nào đến cả những nơi thâm sơn cùng cốc đều mang dấu ấn của con người. Con người thể hiện sức mạnh của mình bằng giời núi lấp biển, Ngăn sông chặn dòng 
Cải tạo thiên nhiên (Ghép ảnh intenet)
bắt núi phải cúi đầu, sông phải nhường lối. Những “rừng” bê tông nhà thay cho những rừng cây, những nóc nhà chọc trời còn cao hơn cả đĩnh núi. Đường phố thì đầy đặc ùn tắc phương tiện giao thông, Miền quê người dân dùng xung điện đánh bắt thủy sinh hủy diệt... Kỳ lạ thay phải trải qua suốt hàng tỷ năm thiên nhiên
Giao thông đô thị, hủy diệt cá (ghép ảnh intenet)
mới tạo nên sơn, địa lập ra sông, biển, đại dương là hình thái cho trái đất này. Vậy mà loài người chỉ trong chốc lát (vài trăm năm so với hàng tỷ năm) đã hầu như làm thay đổi bộ mặt của trái đất này bằng mọi cách nhanh và mạnh hơn nửa. Từ cái triết lý không ngừng vươn lên. Những bộ óc thật vĩ đại, ấy là ngôn từ để tự hào nói về thành tựu phát triển của mình. Con người này nổi trội hơn người khác, Nguồn lợi của tập thể này muốn hơn tập thể khác, đất nước này muốn hùng cường hơn đất nước khác. Đó là sự thi đua hay nói theo ngôn ngữ thương trường là cạnh tranh theo cách chính đáng. Có điều cái vòng xoáy của sự vươn lên, thi đua và cạnh tranh đó của con người đang diển ra khốc liệt và không hề có điểm dừng. Chỉ khốn cho trái đất phải gánh chịu trước 7 tỷ con người quyền được mưu sinh ăn ngon mặc đẹp xa xỉ tài nguyên luôn hướng đến nâng cao chất lượng sống. Chỉ khổ cho vạn vật chẵng biết thi đua cạnh tranh bằng cách nào lại mất cả quyền được tự do có nơi nương náu trên chính nơi Người Mẹ Trái đất này đã sinh ra. Con người từng thông hiểu và đưa ra khái niệm về hệ sinh thái bền vững nghĩa là trong hệ sinh thái đó có càng nhiều sự đa dạng sinh học. Vậy thì hệ sinh thái bền vững còn đâu khi mà sự đa dạng sinh học lại thay bằng đa dạng về mọi sự phát triển, cải tạo thiên nhiên của loài người? Ngày nay chỉ thấy con người với mọi của cải tài nguyên đều trong tay con người nắm giử. Khi đang làm mất đi sự bền vững thì con người lại tỏ ra sốt sắng quan tâm nói nhiều đến – Phải phát triển bền vững! phải chăng loài người đang tự lừa dối mình? 
Thảm họa động đất sóng thần và lũ lụt (ghép ảnh intenet)
Giá lạnh ở châu âu thác nước bị đóng băng (ảnh intenet)
     Dường như chỉ có thảm họa từ thiên nhiên để con người mới tự đánh giá lại về mình. Như trận động đất trên 9 độ Richter cùng với sóng thần ở Sumatra-Andaman Ấn độ dương năm 2004 làm 225.000 người chết ảnh hưởng đến 11 nước. Trận siêu bão Katrina năm 2005 có sức gió đến 280km/h tràn vào bang New Orleans nước Mỷ gây thiệt hại nặng nề. Trận động đất, sóng thần, sự cố nhà máy điện hạt nhân thảm họa liên hoàn ở Nhật bản gây thiệt hại kỷ lục 300 tỷ đôla.  Lũ lụt lớn chưa từng thấy kéo dài hơn 4 tháng ở Thái lan nhấn chìm 1/3 đất nước. Gần đây nhất mùa đông châu Âu ngập chìm trong băng tuyết như ở Nga nhiệt độ xuống đến âm 60 độ C. Những thảm họa khủng khiếp đó đủ để nói lên sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên, rằng con người cũng chỉ là nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Lòng kiêu hãnh của con người muốn cải tạo lại thiên nhiên theo ý mình làm thay đổi bộ mặt của thế giới, thay đổi hệ sinh quyển này. Phải chăng đã chạm vào “lòng tự ái” của Người Mẹ Thiên nhiên bằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Những trận cuồng phong, những mùa nắng nóng bốc lửa, những lũ lụt lớn kéo dài, những trận động đất sóng thần... Thiên nhiên đang "gỏ cửa" loài người là vậy đã thành ra những thảm họa kinh hoàng.
  Vậy con người đến bao giờ mới thấy phải chịu khuất phục trước thiên nhiên? mới nhận ra mình chính là con đẻ của Người Mẹ Thiên nhiên. Là anh em của muôn loài động thực vật cùng sinh ra trên Trái đất này? Trả lại sự đa dạng sinh học cho sinh quyển Trái đất này đó mới chính là thực chất của khái niệm mà con người muốn hướng tới - sự phát triển bền vững.
                                                                                                             Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét