Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Hải âu sinh sôi trên đồi cát bỏng

Cập nhật lúc : 3:49 PM, 06/07/2010
 
(VOV) - Giữa cái nắng miền Trung gay gắt, ngay trên bề mặt những chảo cát Quảng Bình bỏng rát trên 50 độ C và không một bóng cây, từng lứa chim non vẫn “ra lò” như một điều kỳ diệu của thiên nhiên.  
  Ở vùng Bắc miền Trung, thời tiết đang trong những ngày nóng kỷ lục cùng với những cơn gió Lào ngột ngạt khiến con người đang phải từng ngày gồng mình chống chọi. Đó là mới ở những vùng đất bình thường, còn ở các đồi cát nơi không thể có lấy một bóng cây thì sao? Chỉ biết rằng, xưa nay không có một người dân bản địa nào lại dại dột dám dấn thân vào khu vực này từ khoảng 10h-15h. Nơi đây trở thành cái chảo cát rang bỏng rát với nhiệt độ trên 500C. Vậy mà, lại có một loại chim, chủ nhân của mặt biển xanh- nơi có sẵn cái máy điều hòa nhiệt độ tự nhiên mát mẻ vào mùa hè, ấm áp về mùa đông lại dấn thân đến đây như thể thách thức với sự khắc nghiệt của nắng nóng. Đó chính là loài Hải âu. Loài chim này đến những đồi cát nóng bỏng để thực hiện nghĩa vụ duy trì nòi giống. Gần một tháng trời chim bố mẹ - tổ trứng - chim non mỗi ngày “nướng” mình hơn 5 tiếng đồng trên cát bỏng (chưa tính thời kỳ nuôi con còn dài dài). Có lẽ, con người phải ngỡ ngàng đến khó hiểu về sức chịu đựng của một loài chim nhỏ bé!
Để chống lại cái nắng nóng, con người tìm ra đủ cách từ đơn giản đến áp dụng công nghệ hiện đại. Trái đất đang nóng lên, con người còn phải sử dụng đến những thứ gì nữa đây?
Trong khi đó, loài chim Hải âu kia (kể cả muôn loài khác) vẫn sống hoà mình trong thiên nhiên và sẵn sàng đối mặt với mọi sự khắc nghiệt. Đôi chân có màng của Hải âu tưởng chừng chỉ để bơi trong làn nước mát lại có thể đi, đứng và nằm ngay trên mặt cát bỏng!?
Có lẽ, chỉ có một lý do để giải thích cho điều này là: Bản năng sinh tồn kỳ diệu!
 Đồi cát trong nắng nóng, gió Lào
 Tổ chim Hải âu trần trụi trên đồi cát
Tổ chim Hải âu trần trụi trên đồi cát
Nhiệt độ cao như “nướng” những quả trứng nhỏ bé
Hải âu ấp trứng
Chim non chào đời trong “chảo lửa”
Đôi chim non phơi trên cát bỏng chờ mẹ kiếm mồi
Chim non bé nhỏ chân màng
Chim non sớm biết rời tổ để trốn tránh kẻ thù
Chim bố mẹ ngoài kiếm mồi còn theo sát bảo vệ con

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét