Trái đất đang nóng lên làm biến đổi khí hậu toàn cầu
nguyên nhân là do con người đã sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch gây hiệu
ứng nhà kính. Tuy nhiên còn có một nguyên nhân cốt lỏi nửa đó là nạn nhân mãn
sự bùng nổ về dân số, đến tháng 10/2011 dân số thể giới đạt 7 tỷ người.
Nhìn từ góc độ hình thành và phát triển sự sống
trong hệ sinh thái tự nhiên thì công bằng mà nói loài người cũng được sinh ra
trên trái đất này cùng với mọi sự sống khác. Lớn như loài cá voi đến nhỏ như
khuẩn trùng bởi đây vốn là mối quan hệ ràng buộc cùng tồn tại phát triển. Về
bản chất mọi sự sống đó cũng đều là sản phẩm của tự nhiên, được người Mẹ là tự
nhiên sinh ra! Điều đáng quan tâm ở đây là mọi sự sống trong tự nhiên vốn sinh
tồn phát triển phù hợp trong một hệ sinh thái cân bằng. Riêng loài người đã và
đang thể hiện sự phát triển theo cách riêng của mình. Trước hết phải đề cập đến
là vấn đề dân số, thế giới ngày nay đã đạt tới 7 tỷ người và rồi còn hơn thế
nửa cũng chỉ là trong tầm tay thôi. Con người ngày càng tìm mọi cách kéo dài
tuổi thọ được sống lâu ai mà chẵng muốn. Điều tưởng hiển nhiên là thế nhưng lại
không thể đơn giản như vậy. Bởi nó vượt khỏi quy luật hết sức khắc nghiệt của
tự nhiên là phải giử sự cân bằng giửa sinh và tử. Phù hợp cho một hệ sinh thái
mang tính bền vững. Trong triết học phương Tây lẩn phương Đông đều có chung
quan niệm về sinh tử chỉ có khác về cách thể hiện đại thể như: Phát triển và
đào thải hay cân bằng âm dương (nó còn mang nghĩa rộng hơn). Trong tự nhiên sự
sống và cái chết hay sinh và tử là mối quan hệ ràng buộc là quy luật tất yếu để
sinh tồn. Nhiều loài vật thể hiện rỏ hiện tượng này như loài cá hồi, loài mực,
hay một số loài nhện… khi làm xong nghĩa vụ đẻ trứng hay con sinh ra là chết
luôn thậm chí làm mồi cho con. Cái chết không có nghĩa là "chấm dứt"
tất cả, mà chuyển đổi sang một trạng thái khác. Thực chất thì sự sống đó đã làm
xong nghĩa vụ của mình phải đến lúc để chuyển giao thừa kế cho thế hệ sau. Để
tồn tại một hệ sinh thái bền vững thì trong tự nhiên sự phát triển và đào thải
luôn diễn ra cân bằng. Lớp sinh vật trước chết đi là chuyển hóa tái tạo dòng
năng lượng khép kín luân chuyển cho lớp sinh vật sau phát triển. Đó là nguyên
lý là cách mà sinh quyển Trái đất đã duy trì phát triển từ khi hình thành cho
đến nay qua suốt hàng triệu năm.
Thế giới con người ngày nay đã gây ra sự thách thức về quá tải dân số là một hiện tượng không bình thường làm phá vở sự cân bằng. Vượt quá khả năng chịu đựng, chống đỡ của môi trường sống. Đã có những học thuyết về nhân khẩu như thuyết Man- tuýt, thuyết Bùng nổ dân số trẻ đề cập đến nguyên nhân của chiến tranh. Nhưng nội hàm của nó đều nói lên những hệ lụy khôn lường khi dân số thế giới phát triển bùng nổ. Loài người được tự nhiên sinh ra tiến hóa phát triển nhờ vào hệ sinh thái của sự đa dạng sinh học mang lại. Khi đã đủ lông đủ cánh, đủ trí thông minh, đủ áp đảo về số lượng. Thì loài người tác động ngược lại làm suy giảm sự đa dạng sinh học cản trở đến sự phát triển của tự nhiên, gây ô nhiểm môi trường làm trái đất nóng lên.
Thế giới con người ngày nay đã gây ra sự thách thức về quá tải dân số là một hiện tượng không bình thường làm phá vở sự cân bằng. Vượt quá khả năng chịu đựng, chống đỡ của môi trường sống. Đã có những học thuyết về nhân khẩu như thuyết Man- tuýt, thuyết Bùng nổ dân số trẻ đề cập đến nguyên nhân của chiến tranh. Nhưng nội hàm của nó đều nói lên những hệ lụy khôn lường khi dân số thế giới phát triển bùng nổ. Loài người được tự nhiên sinh ra tiến hóa phát triển nhờ vào hệ sinh thái của sự đa dạng sinh học mang lại. Khi đã đủ lông đủ cánh, đủ trí thông minh, đủ áp đảo về số lượng. Thì loài người tác động ngược lại làm suy giảm sự đa dạng sinh học cản trở đến sự phát triển của tự nhiên, gây ô nhiểm môi trường làm trái đất nóng lên.
7 tỷ người trên hành tinh này là một gánh nặng chưa
từng có cho tài nguyên và môi trường. Cho sự cạnh tranh không bình đẵng làm suy
giảm và tuyệt chủng nhiều loài sinh vật khác. Sự phát triển về kinh tế xã hội
phục vụ loài người trên qui mô lớn đã cải tạo tác động đến môi trường tự nhiên.
Đó là một thực tế không thể phủ nhận và thực tế đó đã tác động làm biến đổi khí
hậu toàn cầu. Cần một chiến lược về dân số cho mọi quốc gia cho toàn thế giới
đó là sự cần thiết không thua kém so với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà thế giới ngày nay đang đặc biệt quan tâm.
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét