Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Triết lý sống về cây phi lao trên đồi cát

Cập nhật lúc : 12:07 AM, 20/05/2010

(VOV) - Trái đất đang nóng lên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu là bài toán chung cho toàn nhân loại. Sự thích nghi của cây phi lao giữa vùng đất khắc nghiệt đáng để cho chúng ta suy nghẫm.  
VOVNews giới thiệu chùm ảnh và những suy nghĩ của tác giả Lê Văn Thưa về sức sống của loài cây này.
 “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” (thơ Tố Hữu)
 
Nơi vùng đất ấy, loài cây phi lao vẫn bền bỉ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
“Thân cò đứng rình mồi” là hình ảnh khi cát cứ bay mãi để rồi rễ cây
 trần phơi trên mặt cát thay làm thân cây.
Để thích nghi với điều kiện sống, rễ của phi lao khi thì rễ cộc,
 khi thì rễ chùm cắm sâu vào đồi cát.
Còng lưng trước gánh nặng nghiệt ngã vì nắng gió.
Có thể đây là cái thế mà cây phi lao này đã “sáng tạo” 
ra khi phải đương đầu với gió bão.
Một cách sinh tồn của cây phi lao?
Cây thì phương phi, đường bệ xa xỉ lá cành. Cây thì giảm bỏ hết thảy, chỉ dành một mẩu cành gắn lên dăm ba chiếc lá màu xanh như để tin báo với thế gian rằng: Tôi đang tồn tại.
Phi lao dây leo?
Đã trên dưới 10 tuổi, vậy mà cây Phi lao “Thả hồn theo gió” vẫn y như một đứa trẻ! Khi cao hứng nó lại thả nguyên cả thân mình vờn theo gió làm hằn lên những vòng tròn trên mặt cát trắng, họa lại bản nhạc vi vu muôn thủa của đồng loại mình.
Con người có nhiều lễ hội thỉnh cầu thần linh. Cây phi lao giữa nắng gió đồi cát này cũng hóa rồng để cầu sao cho gió ít mưa nhiều.
Thế “kiềng ba chân”.
Nào nắng, nào gió, nào nghèo kiệt dưỡng chất trên dải cát trắng ven biển miền Trung. Cây phi lao vẫn đương đầu với những thách thức đó để tồn tại, thích ứng với môi trường sống một cách tuyệt diệu!

Lê Văn Thưa

2 nhận xét:

  1. Rất hay. Cám ơn bạn

    Tôi nghĩ đến việc đi tìm vườn thiên trên cát ngay ở quê hương tôi

    Tuy Phong , Bình Thuận.

    Trả lờiXóa