Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Chạc chìu, khi trái chín lại nở hoa?

Chạc chìu (chặc chìu) một loài cây rất phổ biến ở núi rừng thuộc các tỉnh miền Trung, Mặc dù được mang cái tên chẵng đẹp đẻ gì nhưng bù lại hoa của chạc chìu thì rất đẹp. Nhưng điều quan trọng là chạc chìu cũng ra hoa đến kết trái như các loài cây khác nhưng đến khi quả chín lại thêm một lần nửa ra hoa. Thế mới khác đời chẵng giống ai.
  Cây chạc chìu thuộc loại cây dây leo, trong dân gian các thứ dây buộc thì thường gọi là "dây chạc", nên cây chạc chìu mang tên xuất phát từ đây. Bởi ngày xưa ông cha ta rất thường dùng đến loại dây chạc chìu để cột buộc khi đi rừng đốn gỗ hay lấy củi dùng loại dây này thì rất bền chắc. Tuy nhiên tác dụng nổi bật của dây chạc chìu là dùng nó để buộc hàng rào mà ngày xưa rất phổ biến. Đặc điểm loại dây này khi còn tươi thì dể xoắn cột buộc, đến khi đã khô nó trở nên cứng chắc như gỗ. Điều quan trọng nó chịu được thời tiết mưa nắng ngoài trời rất lâu bền, Cái tên chạc chìu đã phần nào nói lên ý nghĩa của nó.
Hoa chạc chìu có màu trắng từ cánh hoa cho đến nhụy, hoa mọc thành chùm. Cũng giống như muôn loài hoa khác là thu hút côn trùng về thụ phấn cho hoa để đi đến kết quả. Sứ mạng của hoa đến đó là kết thúc tiếp sau là quả phát triển cho đến khi chín. Nhưng riêng loài chạc chìu này khi quả chín lại thêm một lần nở hoa nửa. Lần trước nở hoa trắng để rủ côn trùng lần này thì ra hoa đỏ để mời gọi chim, thú: -Ngon chưa này hãy ăn vào đi. Mổi bông hoa đỏ lúc nầy ôm ấp một thứ cho sự phát triển sinh tồn đây chính là hạt. Chim chóc ăn vào rồi thải ra đây là cách phát tán hạt mà chiến lược sinh tồn của cây chạc chìu đã tính đến, quả là độc đáo.
Hoa chạc chìu
Quả chạc chìu
Khi hạt chạc chìu chín như thể đang nở hoa
Dây chạc chìu


Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét