Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Còn đâu những đồi hoa sim tím?

“Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt…” Không một người Việt nam nào không biết đến bài thơ được phổ nhạc “Màu tím hoa sim”. Lời thơ đã đi vào lòng người: “Không chết người trai nơi khói lửa. Mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì”. Ai cũng phải xót thương cho tình yêu của đôi nam nữ đã phải chia lìa khi đang độ thanh xuân.
 
 
  Hoa sim, đồi hoa sim tím
    Nhưng đó không phải là chủ đề điều muốn nói ở đây chính là cái nghĩa đen của: Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím! Cảnh vật đã gắn liền với tình yêu của đôi trai gái lúc đó. Những đồi sim vốn có hầu hết trên các vùng đồi núi khắp các tỉnh thành ở nước ta, nay còn đâu? Xin thưa nó cũng đã đi theo tình yêu đã mất của đôi trai gái đó rồi! Nghĩa là nay không còn những đồi hoa sim, những đồi hoa sim tím nửa đó chỉ còn lại trong ký ức thôi! Câu chuyện có thật về tình yêu “Màu tím hoa sim” người con gái đã gặp phải rủi ro mà chết từ năm 1949. Lúc đó những đồi sim nhiều năm sau vẩn tồn tại xanh tươi ngập tràn sắc hoa tím. Nhưng cách đây vào khoảng 30 năm về trước thì những đồi sim bắt đầu lụi tàn rồi thay nhau biến mất. Đây không vì một rủi ro nào cả, không phải loài sim tự nhiên chết đứng. Tất cả những đồi sim trong đó tập hợp rất đa dạng nhiều loài cây bụi khác cùng chung sống với cây sim. Được người Mẹ thiên nhiên trải qua hàng triệu năm phát triển tiến hóa để thích nghi với môi trường sống trên vùng đồi núi Việt nam. Thế nhưng chỉ trong vòng mấy chục năm nay con người chứ không ai khác làm thay đổi tất cả diện mạo theo ý mình. 
  Ngày xưa nơi đây là đồi sim nay sim đứng
 “chầu rìa” trước đồi cây ngoại lai

  Sự đa dạng sinh học từ nhiều loài cây bụi trong đó điển hình là cây sim đã bị biến mất. Thay vào đó là ngút ngàn cây ngoại lai bao gồm: cây keo lá tràm, cây bạch đàn, cây thông. Thậm chí những loài cây ngoại lai chủ cốt này còn thay thế luôn những loài cây bản địa truyền thống như cây tre, cây đa, cây đề, cây phượng vĩ… Điều kỳ lạ ở Việt nam không thiếu gì loài cây có thể phục vụ cho mọi lợi ích lại đi rước về cây ngoại lai để trồng trên đại trà? Ngày nay có thể nói Việt nam là đất nước của cây keo lá tràm bởi ở đâu cũng có mặt nó lấn át tất thẩy mọi loài cây bản địa.
Lối xóm ngày nay không bê tông hóa thì cũng rợp bóng 
cây keo lá tràm của Úc. Cây tre, cây dâm bụt...
 của nước Việt đã qua rồi!
Trớ trêu thay đền chùa mới xây dựng ở Việt nam
 được phủ bóng bằng keo lá tràm nước Úc. 

 
 
    Ơi những đồi hoa sim, những đồi hoa sim tím chẵng thấy đâu nửa rồi! Cám ơn nhà thơ Hữu Loan đã kịp sáng tác bài thơ “màu tím hoa sim” trước khi những đồi hoa sim biến mất khỏi đất nước này. Những đồi hoa sim nay thành những đồi cây keo, cây thông, bạch đàn từ ngoại lai về chiếm lấn.
   Đã đến lúc người Việt chúng ta phải tự hỏi những đồi sim tím nào đâu sao lại có trong thơ trong nhạc? May mắn lắm mới kiếm tìm ra vài gốc sim đơn côi sót lại bên rìa đồi. Câu hát của ngày nay: Chỉ thấy những đồi cây keo lá tràm ôi những đồi cây keo lá tràm chiều hoang biền biệt… Không chết những cây ngoại lai mà phải chết những đồi sim tím đã gắn liền với núi sông đất Việt suốt bao đời!



Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Khám phá cây "Rối như mớ bòng bong"

Trong thành ngữ Viêt nam có câu: "Rối như mớ bòng bong (thòng bong)" ý nói là thân dây của nó rối rắm chẵng biết đâu mà lần. Đây là đặc điểm nổi bật của loài cây này nó có thể sống ở mọi nơi lớp người ở thập niên 60, 70 thế kỷ 20 về trước đều biết đến cây này. Điều đáng nói trong đấu tranh sinh tồn phải cạnh tranh khốc liệt do sự bùng nổ phát triển lấn chiếm không gian sống của con người nhiều loài bị tuyệt chủng. Nhưng riêng cây bòng bong loài cây có vẻ mềm yếu này lại xem ra chẵng hề hấn gì, nó có thể bị tuyệt diệt ở vùng nầy nhưng lại sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở nơi khác. Thể hiện lên một sức sống mạnh mẻ phát triển sinh tồn thành công trong một thế giới tự nhiên đầy thách thức, đặc biệt phải cạnh tranh với chính con người.
Được biết cây bòng bong thuộc họ quyết đặc điểm loài cây dây leo này mọc chằng chịt xoắn xít với nhau. Chúng mọc lên thường dựa vào cây bụi kể cả các loài cây lớn. Đặc biệt các dây leo loài này mọc quấn quít chen chúc ken dày thành mảng thành búi lớn với vô số nhánh dây leo có thể phủ kín cả thân cây chủ. Bởi thế mới có biệt danh "Rối như mớ bòng bong" là vậy. Trong y học dân tộc Việt nam loài cây này từ xưa là một vị thuốc dùng chửa bệnh về thận. Trong kinh nghiêm thời ông cha dùng cây bòng bong này kỳ cọ tắm rửa cho trâu thì da sẻ đen và mượt lên.
Mặc dù chỉ là một loài cây dây leo nhưng lại có thể đem đến cho ta vẻ đẹp quyến rủ riêng  Sự phát triển mạnh mẻ của dây leo bòng bong phủ kín bao bọc lấy các thân cây chủ tạo ra cảnh quan thật ấn tượng. Như thể đi vào chốn bồng lại, hay tưởng như lạc vào với rừng quyết thời tiền sử.
Ấn tượng bòng bong phủ kín cây rừng
 Lớp lá bòng bong phủ dày
Dưới lá là thân dây "Rối như mớ bòng bong" là đây
Bòng bong non

Lê Văn Thưa