Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Hoa tím cỏ thia

 Vào mùa xuân loài cỏ thia trên các bờ ruộng hay ở các bải cỏ phát triển mạnh đồng thời ra hoa màu tím khoe sắc với mùa xuân. Chỉ là một loài cỏ nhỏ nhắn mọc bò trên mặt đất có thể sống đơn lẻ dăm ba cây hay cả một tập đoàn trên những khoảng đất thành bãi cỏ rộng ngập hoa thật đẹp mắt. Tuy nhiên loài cỏ thia ngày nay vắng bóng dần do không còn không gian sống đồng thời thuốc diệt cỏ người dân dùng kéo dài cũng diệt luôn các loài cây cỏ! Hình ảnh đáng yêu của bông hoa tím cỏ thia gợi cho ta cái thế giới màu xanh luôn gần gủi thân thương mà chúng ta không biết gìn giử lấy.

Lê Văn Thưa



Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

Chim cuốc loài chim mang dấu ấn từ tiếng kêu

Chim cuốc khi nhắc đến chắc ai cũng biết có một điều chưa ai bàn đến, rằng biết chim cuốc nhưng chưa nhìn trực tiếp thấy chim mà chỉ nhờ qua tiếng kêu của nó. Đúng là vây nó khẵng định sự tồn tại của mình qua tiếng kêu.

Tiếng chim cuốc đã ăn sâu vào đời sống từ nền văn minh lúa nước của người dân Việt nam: "Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc..."... Bao nhiêu là ca dao, tục ngữ, thơ ca liên quan đến loài chim cuốc để nói lên rằng chim cuốc đã góp phần trong nét văn hoá của dân tộc. 
Một loài chim sống ở các bờ bụi trên cánh đồng, vùng lầy thụt hay ven sông. chúng quen sống chui rúc, nhút nhát "Quốc lủi" là để nói lên tính cách lủi nhanh của nó. Nên hiếm khi nhìn thấy loài chim này trừ phi những người thường xuyên tiếp xúc nơi sinh sống của nó. Tiếng kêu chính là sự thể hiện cái bản sắc không giống ai của loài chim cuốc. Vào mùa sinh sản đầu hè là tiếng kêu khắc khoải thâu đêm suốt sáng của loài chim này qua bao đời nay cuốc cuốc cuốc...gọi hè.
 Tuy nhiên ngày nay không gian sồng là bờ bụi cho loài chim cuốc không còn nửa. Tiếng chim cuốc đã vắng dần và nhiều vùng đã biến mất loài chim để lại tiếng kêu dù chẵng thể là hay mà nghe còn buồn bã nửa nhưng nó từng ăn sâu vào tiềm thức mọi người dân từ ngàn xưa.
 
Chim cuốc
Tổ chim cuốc
Video chim cuốc kêu




Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Hoa trắng Chà ran

 Năm 2017 tôi phát hiện một cây khá lạ mắt không quen biết toàn thân phủ hoa trắng tôi đã tiếp cận quan sát chụp ảnh. Đây là cây cỗ thụ không to lắm nhưng cao gầy khoảng 4 - 5m ở sát bờ ruộng nước một làng quê ven rừng.

Quả là cây hiếm gặp cả màn hoa trắng lạ mặt thật ấn tượng. Tôi chỉ gặp một lần duy nhất do làng quê này ở khá xa không rỏ hàng năm có ra hoa như vầy không? Mãi đến nay nhờ một bạn facebook đăng ảnh cây cùng loài giới thiệu tôi mới biết đây là cây Chà ran một loài cây không phổ biến lắm ở vùng đất miền Trung này.

 

Lê Văn Thưa

 

 

 

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

LÊ VĂN THƯA: Cứu hộ chim non rơi tổ

LÊ VĂN THƯA: Cứu hộ chim non rơi tổ: Trong một mùa chim làm tổ chỉ trong vườn nhà 200 m2 mà có đến 4 lần cứu hộ tổ chim. để nói lên rằng ngoài hoang dã loài chim phải gặp bao nh...

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Đi tìm những đồi hoa sim tím, còn đâu?

Còn đâu những đồi sim tím?

Cây sim từ cuối tháng 3 cho đến tháng 6 kéo dài khoảng 3 tháng màu tím hoa sim luôn điểm mặt trên cây sim. Một vẻ đẹp thật dân dã hoang sơ nhưng không kém phần cuốn hút bởi vậy mà màu tím hoa sim đọng mãi đâu đó trên ý thơ, khúc hát, câu ca dao. Cây sim luôn gần gủi gắn bó cùng người Việt "Đói lòng ăn nửa trái sim uống lưng bát nước đi tìm người thương...". Tiếc rằng ngày nay loài sim  không còn không gian sống những đồi sim vốn có nay biến thành những đồi cây ngoại lai: Keo lá tràm, bạch đàn, cây thông... Lẻ nào một loài cây bản địa mang vẻ đẹp là biểu tượng cho đồi rừng Việt nam lại có thể biến mất, vì đâu?


Lê Văn Thưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

Sức sống cành cây mai thật khó tin

 Trong thế giới loài cây thân gỗ có 2 loài được ông cha chọn chặt cành cắm vào bình sẻ ra hoa trong dịp tết. Đó chình là cây Mai và cây đào vậy thử xem nó sống đến mức nào?
   Tôi chặt một cành mai vào 20 tết cắm bình thì dù khá là chậm nhưng ra tết nó cũng ra hoa cùng mầm non lộc mới đầy đủ. Sau đó tôi cứ để nguyên ở bình tất nhiên cứ chuyên nước lã  cho nó. Các loài thực vật thì nhiều loài thân thảo không phải là gỗ thì cũng có thể sống lâu khi cắm bình cũng có loài tự ra rễ sống lâu dài. Tuy nhiên cây thân gỗ thì không thể sống lâu khi đã cắt cành phần nhiều chỉ trụ vài ba ngày là sẻ chết. Trừ phi cành mai và đào nhờ ông cha ta phát hiện. Thực ra chưa có lý giải nào khi cành đã cắt khỏi thân cắm trong nước lã vẩn cứ sống ra hoa lá, giống y như cây đủ thân rễ. Điều tôi muốn trình bày ở đây là từ thử nghiệm, mới phát hiện ra rằng. Cành mai khi bị cắt khỏi cành có một sức sống dài lâu đến khó tưởng tượng. Khi không còn gốc rễ chỉ là cành cắm trong nước lã lại có thể sống bình thường qua gần 5 tháng. Trong đó có cả 2 đợt ra hoa đây là điều khó ai ngờ tới vẩn cứ sống bình thường nhưng không có tý rễ nào mới là điều lạ.
Sứ mệnh của cành mai đến lúc kết thúc sau gần 5 tháng sống trong bình nước lã đây có thể là kỷ lục về sức sống của loài cây thân gỗ. Thế mới biết sự sống trong tự nhiên còn ẩn chưa nhiều điều bí ẩn.

Hoa lá lần đầu dịp tết
hơn 1 tháng sau ra hoa lần 2
Vẩn cứ sống hơn 4 tháng sau 
Sự sống cành mai đã kết thúc sau gần 5 tháng

Lê Văn Thưa